Bệnh đóng rong trên tôm sú là một trong những căn bệnh xuất hiện khá phổ biến tại Việt Nam. Mặc dù nó sẽ không gây chết hàng loạt như các bệnh đốm trắng, bệnh gan… Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây nhiều thiệt hại đáng kể cho người nuôi tôm do đó cần phải được phòng ngừa và điều trị từ sớm. Trong bài viết ngày hôm nay, crlww.com sẽ giúp quý bà con nắm được những nguyên nhân khiến cho tôm sú mắc phải bệnh đóng rong trên tôm cũng như một số cách phòng ngừa và điều trị căn bện này
Nguyên nhân gây ra bệnh đóng rong trên tôm sú
Bệnh đóng rong trên tôm sú là một bệnh gây ra bởi các vi khuẩn dạng sợi, tảo bám, động vật nguyên sinh,… Thường xảy ra ở những cá thể tôm yếu và những ao nuôi có rong tảo phát triển nhiều, đáy ao bẩn,… Theo các chuyên gia, bệnh đóng rong xảy ra. Do sự phát triển của các sinh vật bám. Và sự tích tụ chất vô cơ trên bề mặt thân tôm. Khi tôm yếu hoặc lột xác không bình thường, các chất bẩn và vi khuẩn sẽ bám vào vỏ tôm.
Nguyên nhân khiến tôm bị suy yếu là do ao nuôi kém chất lượng. Các chất hữu cơ tích tụ ngày càng nhiều trong ao thúc đẩy sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh đóng rong. Như: động vật nguyên sinh, động vật chân tơ, tảo, vi khuẩn dạng sợi,… Bệnh do các động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo và vi nấm gây ra. Các cá thể tôm yếu không thể lột xác được dễ bị các vi sinh vật. Và chất vô cơ bám vào phần vỏ dẫn đến bệnh đóng rong trên tôm.
Đối với các ao nuôi không thường xuyên xử lý nước và lượng thức ăn dư thừa cao. Sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, rong tảo phát triển mạnh. Đặc biệt những ao có nguồn nước xấu, nhiều chất hữu cơ, chất thải. Các chất dinh dưỡng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các sinh vật bám trên bề mặt cơ thể của tôm.
Cách nhận biết bệnh đóng rong trên tôm sú
Bệnh đóng rong trên tôm sú có nhiều biểu hiện khác nhau. Tùy vào loài sinh vật sống bám và các chất bẩn bám trên cơ thể tôm. Trong đó, bệnh thường xuất hiện ở các vị trí:
- Vỏ tôm: Khi các vi sinh vật và tảo bám lên bề mặt sẽ khiến phần vỏ tôm trơn. Giống như được phủ một lớp nhớt bên ngoài. Quan sát lớp vỏ thường thấy có màu xanh của tảo hoặc màu đen khói đèn, màu xám bùn
- Mang tôm: Khi mang tôm bị đóng rong thường đổi màu, thậm chí bị đen mang
- Toàn thân bị sơ, chủ yếu ở phần đầu ngực, mang và các phụ bộ.
- Khi tôm bị đóng rong trên vỏ thường xuất hiện màu xanh của tảo. Màu đen của khói đèn hay màu xám đục giống bùn, đặc biệt là vùng đầu ngực, mang và các phụ bộ.
- Tôm bị bệnh đóng rong khiến tôm di chuyển khó khăn.
- Nếu bị nặng, có thể khiến phá hủy vỏ tôm, xâm nhập vào cơ thịt của tôm. Tạo điều kiện cho các vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập.
Nhìn chung, tôm sú bị mắc bệnh đóng rong rất dễ nhận biết. Khi bệnh, tôm sẽ bỏ ăn và ít di chuyển hoặc tắp bờ. Khi bệnh nặng, lớp vỏ tôm sẽ bị phá hủy. Tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể tôm gây chết hàng loạt.
Vậy cách phòng, cách điều trị tôm bị đóng rong là gì?
Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tôm sú có thể khỏe mạnh trở lại và phát triển bình thường. Tuy nhiên, bà con nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Trước khi xảy ra để tránh hao hụt, ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.
Cách phòng ngừa
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh đóng rong chính là các vi sinh vật kể trên. Chính vì thế, để phòng bệnh hiệu quả thì trước tiên bà con cần cải tạp chất lượng nước đạt yêu cầu. Sử dụng chế phẩm EcoClean AQUA để kiểm soát sự phát triển của tảo và các vi sinh vật gây bệnh. Kết hợp bổ sung đầy đủ khoáng chất. Và oxy hòa tan giúp tôm lột xác dễ dàng hơn. Quản lý chất lượng nước ao nuôi tốt là yếu tố tiên quyết. Giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, khẩu phần ăn của tôm phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Để kích thích tôm hoạt động và lột xác thường xuyên.
- Cải tạo chất lượng nước cho ao nuôi, thường xuyên xử lý nước đáy ao, diệt rong nhớt để làm sạch nước, phân hủy các chất dư thừa tích tụ nhiều ngày ở đấy ao nuôi.
- Thường xuyên cất vó để kiểm tra, phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm bệnh của tôm
- Cho ăn với mức độ hợp lý, tránh tình trạng dư thừa làm tăng chất dinh dưỡng trong ao tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
- Bổ sung thêm Vitamin C và khoáng chất cần thiết vào thức ăn cho tôm nuôi để tăng sức đề kháng, giúp tôm lột vỏ đồng loạt.
Phương pháp điều trị khi tôm sú mắc bệnh
Nếu phát hiện bệnh chậm, bà con cần sử dụng một số hóa chất chuyên dụng để việc điều trị đạt hiệu quả. Chẳng hạn như:
– Dùng formalin: đây là loại thuốc có tác dụng diệt vi sinh vật bám trên vỏ tôm rất hiệu quả. Liều dùng khoảng 25-30ml/m3 nước ao nuôi. Nên sử dụng vào ban ngày và sục khí liên tục trong suốt thời gian xử lý.
– Dùng BKS 80 với liều tham khảo 0,8ml/m3 nước ao nuôi. Cần sử dụng đúng liều lượng của nhà cung cấp để đạt hiệu quả cao nhất.
– Sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý đáy ao để phân hủy các chất hữu cơ tích tụ dưới lớp đáy, qua đó cải thiện chất lượng ao nuôi.
Tóm lại
Tôm sú (tôm nước lợ) là đối tượng thủy sản chủ đạo của ngành nuôi trồng thủy sản nước ta, mang đến nguồn thu nhập cao cho nhiều bà con khu vực ven biển ĐBSCL. Bên cạnh các dịch bệnh nguy hiểm do virus hay các bệnh liên quan đến gan tụy thì các bệnh gây ra bởi các vi sinh vật cũng gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Trong đó, đóng rong là một bệnh phổ biến và dễ gặp khi nuôi tôm sú. Bệnh đóng rong trên tôm sú, tôm thẻ cần được phát hiện sớm để điều trị, tránh trường hợp để lâu khiến tôm còi cọc, năng suất thấp, gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế của vụ nuôi. Hy vọng qua bài viết này bà con sẽ quản lý và phòng bệnh cho tôm tốt hơn.