Có rất nhiều vấn đề thường xảy ra với da của chó, mèo khiến người nuôi ít khi nào được yên. Nhìn chung, đa số bệnh về da ở chó, mèo không quá nguy hiểm. Chủ yếu nó sẽ đem đến một số rắc rối làm thú cưng khó chịu thôi. Hôm nay cũng mình tìm hiểu về bệnh viêm da ở chó nhé. Viêm da ở chó xảy ra trong trường hợp nào? Cách điều trị khi chó bị viêm da là như thế nào? Trong quá trình nuôi cần làm gì để chó phòng tránh được căn bệnh này? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ nhé.
Thế nào là bệnh viêm da ở chó?
Bệnh viêm da ở chó là tình trạng da bị nhiễm khuẩn, sưng mủ. Nguyên nhân từ các loại vi khuẩn như acroptes, Demodex canis, Otodectes cynotis,.. và các loại ký sinh như ve, ghẻ, bọ chét,…Chúng làm tổ dưới da chó, hút các chất dinh dưỡng và tiết ra độc tố làm dị ứng da.
Những nguyên nhân khiến chó bị viêm da
Có nhiều nguyên nhân làm chó bị viêm da. Các nguyên nhân phổ biến là:
- Lây từ chó mẹ sang chó con và tiếp xúc với các bé khác. Giai đoạn chó mẹ đang thai và cho các bé chó con bú nếu chó mẹ bị viêm da cũng sẽ lây sang cho các bé. Và trường hợp các bé vui đùa với nhau có bé bị viêm da cũng có thể lây cho các bé còn lại; nó thông qua tiếp xúc cơ thể.
- Môi trường sống không tốt: Các bé không được tắm rửa thường xuyên; sống trong môi trường ẩm thấp không sạch sẽ cũng tạo điều kiện để các vi khuẩn xâm nhập
- Nhiễm trùng từ vết thương: Các loại vật ký sinh hút máu các bé sẽ tạo ra các vết thương và gây ngứa. Bé sẽ gãi gây nên tình trạng nghiêm trọng hơn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào dưới các vết thương hở trú ngụ trong đó gây nên viêm nhiễm.
- Dị ứng cũng là một trong những nguyên do. Các bé có làn da nhạy cảm khi dùng các chất hóa học; hoặc một số chất gây dị ứng với bé cũng gây nên các bệnh viêm da.
Cách thức lây nhiễm
Bệnh viêm da ở chó có nhiều cách thức lây nhiễm, cụ thể như sau:
- Chó mẹ bị viêm da nhanh chóng lây sang cún con chỉ sau vài ngày trong giai đoạn bú sữa.
- Chó khỏe mạnh bị lây nhiễm khi tiếp xúc với Chó bị bệnh.
- Chó bị lây nhiễm từ môi trường chuồng ở, chỗ nằm, sân chơi.
Triệu chứng bệnh
Triệu chứng viêm da ở chó dễ nhận thấy nhất là rụng lông. Lông các bé sẽ rụng từng mảng lớn ở khu vực bị viêm da và các khu vực đặc biệt như là quanh mắt; 4 chân và hậu môn. Các khu vực bị viêm sẽ gây ngứa làm các bé gãi gây nên trầy xước nghiêm trọng hơn ở các khu vực đó. Điều này có thể làm bệnh viêm da lây lan các vùng da khác. Nếu tình trạng này để lâu không xử lý kịp các vết thương sẽ mưng mủ. Cơ thể các bé sẽ có mùi hôi khó chịu.
Cách điều trị
Nếu bé nhà bạn chỉ mới xuất hiện các tình trạng ngứa và vết thương không quá nghiêm trọng bạn có thể cách lý bé với các bé khác và xử lý chúng tại nhà bằng cách cạo sạch vùng lông bị viêm và bôi thuốc chuyên dụng. Khi chú chó của bạn bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng viêm da, chẳng hạn như chúng bắt đầu bị ngứa và gãi liên tục cần lập tức cách ly bé ra khu vực riêng, đặc biệt khi bạn nuôi chung với vật nuôi khác để tránh lây lan. Sau đó kiểm tra các vùng chúng gãi để xác định tình trạng viêm.
Đầu tiên cạo sạch phần lông ở vùng viêm để loại bỏ nơi trú ẩn của ký sinh trùng. Nếu chó đã có dấu hiệu lở loét thì bôi thuốc sát trùng quanh khu vực này. Lúc này nhiều người thắc mắc chó bị viêm da có nên tắm không, câu trả lời là nên để giữ cho chúng sạch sẽ, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Đặc biệt lưu ý sử dụng loại dầu tắm chuyên dụng, tránh sử dụng các sản phẩm cho người hay xà bông, nước rửa chén,…
Khi nào cần đi bác sĩ?
Trong thời gian chữa trị nên giữ cho các bé sạch sẽ bằng cách tắm cho bé với các loại dầu gội, sữa tắm chuyên dụng. Sau đó theo dõi bé thường xuyên nếu tình trạng bé không tiến triển tốt thì nên đưa bé đến các cơ sở thú y để chữa trị kịp thời và nhanh chóng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để mua các loại thuốc phù hợp, không nên tự ý sử dụng thuốc bừa bãi đâu nhé.
Cách phòng ngừa bệnh viêm da ở chó
- Ngoại trừ các nguyên nhân viêm da do nhiễm trùng; và biến chứng từ các bệnh khác thì bạn có thể phòng ngừa bệnh viêm da cho bé bằng cách luôn giữ gìn vệ sinh cho bé. Đối với các giống lông dày và nhiều sau khi tắm xong cần sấy lông thật khô để tránh tình trạng lông bị ẩm.
- Tạo một môi trường sống cho bé thật tốt và sạch sẽ; có thể bằng cách sử dụng các loại thuốc phun trị ghẻ, ve,… để khử trùng môi trường sống của bé.
- Nên cắt tỉa lông cho bé thường xuyên để phát hiện kịp thời các vết thương. Cùng với đó là nên đưa bé đến các phòng khám để tiêm thuốc phòng ngừa theo hướng dẫn của các bác sĩ.
- Cần cách ly chó mẹ và chó con nếu phát hiện chó mẹ bị viêm da. Đối với các bé nhạy cảm với thức ăn, cần chuẩn bị kỹ càng hơn các nguồn nguyên liệu làm thức ăn cho bé.
Tuy đây không phải là một căn bệnh nghiêm trọng; thế nhưng nó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé. Nếu nghiêm trọng cũng có thể gây tử vong nên tuyệt đối không được lơ là các Sen nhé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xem thêm cách phòng bệnh cho vật nuôi tại đây.