Cua biển thích hợp với vùng nước mặn, lợ, cũng thích hợp với vùng sản xuất lúa có độ mặn cực thấp (2-3 ‰). Từ lâu, nghề nuôi cua biển đã trở nên quen thuộc với tất cả người dân vùng biển. Bởi lẽ, với lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người Việt Nam, môi trường nước ta vô cùng thích hợp để nuôi loại hải sản quý này. Thịt cua rất giàu chất dinh dưỡng, được bổ sung thêm đạm, khoáng, chứa nhiều vi chất kháng bệnh tuyệt vời. Nếu áp dụng đúng cách các mô hình nuôi cua kết hợp trong đàm tôm thích hợp sẽ tạo ra điều kiện phát triển nhanh chóng.
Mô hình kết hợp nuôi cua biển trong đàm tôm
Đây là cách làm phổ biến tại nhiều huyện của Cà Mau. Mô hình được anh Hồng Văn Lâu ở ấp Cái Nước Biển, xã Phú Tân huyện Phú Tân nhân rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Anh Lâu cho biết, sau khi nuôi tôm công nghiệp không hiệu quả, anh đã tận dụng các đầm hiện có cải tạo để nuôi cua. Với ao nuôi diện tích 1.700 m2, anh Lâu thả 2.000 con cua giống. Để hạn chế tình trạng cua bò sang những ao bên cạnh, anh Lâu dùng lưới mành bao ví xung quanh đầm nuôi với chiều cao khoảng 1 m.
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, cua đạt trọng lượng từ 300 gam trở lên, anh bắt đầu thu hoạch, thu lãi gần 70 triệu đồng. Qua 3 năm, mỗi năm anh thả nuôi 2 đợt, một đợt khoảng 2.000 con cua giống, trung bình lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm.
Chia sẻ về hiệu quả của mô hình, anh Lâu cho biết: “ Nếu so với mô hình nuôi tôm thì nuôi cua hiệu quả hơn, nhàn hơn.Với điều kiện thuận lợi là gần cửa biển, nên anh mua cá phân để cho cua ăn với chi phí thấp, mỗi ngày 3 kg, mỗi kg giá 6.000 đồng ”.
Phó chủ tịch UBND xã Nguyễn Thống Nhất cho biết: “Hiện tại, mô hình nuôi cua trong đầm tôm công nghiệp của anh Hồng Văn Lâu đang được nhiều hộ dân tham quan, học tập. Anh luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho bà con giúp nhân rộng mô hình, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển”.
Nuôi cua biển trên cạn
Cách nuôi cua biển của ThS Hạnh không thải nước ra môi trường, cua lớn nhanh; có thể nuôi tới 60 con trong khi bình thường chỉ được 2-3 con/m2.
Năm 2014, ThS Lê Ngọc Hạnh (34 tuổi), Viện Nghiên cứu Thủy sản II có dịp đến Hà Lan; để tìm hiểu về những mô hình chăn nuôi nông nghiệp mới. Đến những trang trại của các hộ dân nơi đây, anh ấn tượng với hệ thống nuôi cua tuần hoàn, không xả nước thải ra môi trường.
Anh nghĩ, nếu có thể áp dụng mô hình này tại Việt Nam, hộ dân ở khu đô thị, thành phố không gần vùng biển cũng có thể nuôi cua với số lượng lớn, mà không cần nhiều không gian. Anh ấp ủ dự định mang hệ thống này về nước.
Cách nuôi này chỉ cần dùng các hộp nhựa được xếp thành giàn để tiết kiệm không gian nuôi, Trong đó, bộ phận chính là hệ thống ống nước và các thiết bị đo môi trường.
Ưu điểm chung
Ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều lượng nước đầu vào; nhờ nguyên lý tuần hoàn. Cụ thể, chất cặn bẩn thải ra trong quá trình nuôi cua; đưa vào trong môi trường yếm khí để phân hủy. Chất thải sau đó đi qua màng lọc; được bổ sung thêm chất khoáng cần thiết và tiếp tục đưa lên hệ thống. Nhờ vậy, nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5%.
Dành 2 năm nghiên cứu cách làm, đến 2016 anh qua Nhật Bản; để nghiên tìm hiểu thêm về vi sinh và phương pháp xử lý môi trường nước. Mang công nghệ và kiến thức tích lũy để trở về Việt Nam; năm 2018 ThS Hạnh “nội địa hóa” mô hình.
Áp dụng mô hình đúng chuẩn
Với quy mô 1.000 hộp cua, cần diện tích là khoảng 50-60 m2. Mô hình có thể vận hành tốt với công suất điện 1,5 kW/h, như những thiết bị gia dụng khác. Chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm thức ăn (tép, động vật nhuyễn thể) cho 1.000 hộp cua; khoảng 250-300 triệu đồng.
Theo tác giả, do đặc tính sinh học, cấu trúc thịt cua không phải là cấu trúc cơ; nên dù vận động nhiều hay ít cũng không thể tăng độ săn chắc của nó. Chất lượng của thịt cua không phụ thuộc vào không gian vận động của chúng; mà dựa vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.
Với những hộ dân không gần khu vực biển; chỉ cần dùng nước biển mồi, thể tích khoảng 10 m3, kết hợp với nước ngọt pha muối cho giai đoạn đầu; là có thể áp dụng được.
Từng đi theo phương pháp truyền thống, anh Lâm Vũ Nguyên (Cà Mau); quyết định chuyển đổi mô hình nuôi cho một nghìn con cua cốm trong trang trại.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin về Mô hình trại thuỷ sản tại đây.