Bệnh dại ở mèo hay chó đều vô cùng nguy hiểm. Cho đến nay người ta chỉ có thể tiêm ngừa bệnh dại cho vật nuôi. Y học vẫn chưa có loại thuốc nào để đặc trị bệnh dại ở mèo, chó cả. Vì thế mới nói tiêm ngừa chính là hình thức phòng tránh bệnh dại tốt nhất. Phòng tránh bệnh dại vừa có ích cho vật nuôi, vừa có ích cho những người xung quanh. Bạn đã biết cách cho thú cưng đi tiêm ngừa bệnh dại chưa? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cụ thể với bạn nhé.
Thế nào là bệnh dại?
Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm virus dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Chó, mèo mắc bệnh thường thay đổi tính tình, trở nên rất hung dữ, dễ bị kích động hoặc suy yếu, tê liệt dần và chết. Bệnh dại đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị.
Bệnh dại là một bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao. Liệu bệnh dại có thật sự đáng sợ? Vậy nuôi chó mèo có nguy hiểm? Cùng mình trang bị kiến thức để không ngại bệnh dại nữa nhé.
Tiêm phòng là cách ngừa bệnh tốt nhất
Đối với chó mèo: Tiêm phòng = Đơn giản + Rẻ + An toàn.
Bác sĩ thú y khuyến cáo bạn phải tiêm phòng vaccine Dại cho thú cưng sau 3 tháng tuổi, hai lần trong năm đầu, cách nhau 21-30 ngày. Hằng năm tái chủng định kỳ.
Đối với người có nuôi, có tiếp xúc chó, mèo, khỉ trong nhà: Lời khuyên của bác sĩ thú y là gia đình mình nên tiêm phòng theo quy trình tại bệnh viện để hoàn toàn an tâm chơi đùa với thú cưng của bạn.
Đối với người bị cào, cắn, liếm có tổn thương:
Trước tiên bạn phải xử lý vết thương đúng cách: Rửa ngay thật kỹ vết cắn bằng nước xà phòng đặc, sau đó rửa bằng nước muối, bôi chất sát trùng như cồn, cồn iốt để làm giảm lượng virus tại vết cắn. Chỉ khâu vết thương trong trường hợp vết cắn đã quá 5 ngày.
Trường hợp bị thú cắn không gây trầy xước hoặc có vết xước nhẹ vùng xa não và con thú vẫn khỏe mạnh, bạn không cần quá lo lắng nhé. Trường hợp vết thương lớn, chảy máu nhiều, gần não hoặc con thú có triệu chứng dại, bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể.
Khi phát hiện chó mèo có biểu hiện bệnh dại, hãy báo ngay cho cơ quan thú y vì sự an toàn của cộng đồng.
Tại sao tiêm phòng rồi chó vẫn có thể mắc dại?
- Do chó: vắc xin chỉ giúp ngăn ngừa bệnh ở một mức độ. Tuy nhiên nếu vật nuôi của chúng ta bị ốm, sức đề kháng suy giảm thì cũng có thể bị lây nhiễm bệnh.
- Do mầm bệnh: Mầm bệnh cũng là những sinh vật sống; có khả năng tự tiến hóa thành các chủng khác. Nếu vật nuôi của chúng ta bị lây nhiễm chủng bệnh mới mạnh hơn trước; hoặc bị lây nhiễm với số lượng nhiều cũng có thể gây bệnh.
- Do vacxin dại: Do tiêm phòng dại cho chó sớm hơn so với quy định, sai sót trong quy trình sản xuất vaccine hoặc bảo quản không đúng cách. Tiêm vaccine đã hết hạn hoặc sai sót trong quy trình tiêm vaccine…
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xem thêm cách phòng bệnh cho vật nuôi tại đây.