Đến một lúc nào đó, bạn phải đưa cún nhà bạn đi tẩy giun. Hoặc bạn cũng có thể mua thuốc về nhà tự tẩy giun cho cún. Câu hỏi đặt ra là liệu lúc nào thì nên tẩy giun cho những chú chó? Không phải ai cũng biết cách tẩy giun phù hợp, cũng không phải ai cũng hiểu rõ thời điểm thích hợp để tẩy giun cho chó. Việc bảo vệ chó để tránh bị các bệnh về giun, sán cũng không đơn giản. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ rõ hơn về vấn đề tẩy giun cho chó. Cùng xem qua nhé.
Tại sao phải tẩy giun cho chó?
Một chú chó con có thể được tẩy giun sớm nhất là khi được hai tuần tuổi. Vào thời điểm chó con đủ lớn để tách mẹ (lý tưởng là 8 tuần tuổi, sau khi cai sữa), điều quan trọng là phải duy trì kế hoạch tẩy giun để đảm bảo thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh và thoải mái.
Các loại giun đường ruột như giun móc, sán dây và giun đũa có thể khiến cún của bạn bị ốm và không thể hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết. Chúng cũng có thể gây mất máu và thiếu máu, và ảnh hưởng nghiêm trọng trong giai đoạn đầu đời của cún. Con người cũng có thể bị nhiễm các loại ký sinh trùng này, có thể dẫn đến đau ruột, tiêu chảy và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như mù lòa và các vấn đề về hô hấp.
Tóm lại, bạn cần tẩy giun cho chó ngay khi bạn đưa bé về nuôi.Một lý do khác giải thích tại sao tẩy giun lại quan trọng như vậy là vì chó con có thể dễ dàng nhiễm giun từ mẹ trong tử cung hoặc qua sữa mẹ. Đây là lý do tại sao chó con từ hai tuần tuổi nên được điều trị tẩy giun.
Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm giun
Không phải tất cả chó con bị nhiễm bệnh đều có dấu hiệu nhiễm giun, đó là lý do tại sao việc điều trị thường xuyên là đặc biệt quan trọng – bất kể chúng có triệu chứng nhiễm giun nào hay không. Các dấu hiệu phổ biến của bệnh giun ở chó con bao gồm:
- Mệt mỏi và bơ phờ
- Không phát triển/phát triển bất thường
- Tiêu chảy
- Nôn mửa
- Sụt cân (mặc dù tăng cảm giác thèm ăn)
- Bụng phình to bất thường
- Phân có giun giống sợi mì spaghetti, chất nhầy hoặc máu
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, ngoại trừ giun trong phân, những triệu chứng trên vẫn có thể cho thấy các vấn đề sức khỏe khác. Vì vậy, để chắc chắn chúng ta vẫn nên đem cún của mình đến bác sĩ thú y kiểm tra các bạn nhé!
Tẩy giun cho chó vào lúc nào phù hợp nhất?
Nhiều chó con đã bị nhiễm giun ngay từ khi sinh ra và nhiễm thêm thông qua sữa mẹ. Vì vậy đó là lý do tại sao việc tuân thủ lịch trình điều trị là rất quan trọng. Trị giun cho cún của bạn khi:
- 2 tuần tuổi
- 4 tuần (1 tháng tuổi)
- 6 tuần tuổi
- 8 tuần (2 tháng tuổi)
- 10 tuần tuổi
- 12 tuần (3 tháng tuổi)
- 4 tháng tuổi
- 5 tháng tuổi
- 6 tháng tuổi
Bạn nên tẩy giun cho chó sau bữa ăn khoảng 2 tiếng, thời gian này trong dạ dày cún cưng không còn quá nhiều thức ăn cũng không quá “trống rỗng”, uống thuốc giun lúc mày sẽ là giảm kich thích của thuốc tới dạ dày, giảm các phản ứng không tốt. Sau khi cún của bạn được sáu tháng tuổi, chúng nên được điều trị giun ít nhất ba tháng một lần trong suốt cuộc đời. Ngoài ra đối với tẩy giun cho chó vào lúc nào trong ngày, bạn có thể cho chó tẩy giun trước khi ăn để việc tẩy giun hiệu quả hơn nhé.
Phải làm gì sau khi tẩy giun cho chó?
Sau khi tẩy giun cho chó, bạn hãy an ủi chúng để chúng cảm nhận được sự quan tâm từ bạn. Chờ cho đến khi thuốc tan đi, chúng mới có thể có chuyển biến tốt hơn được. Nhưng nếu sau 24 giờ tình trạng cún cưng vẫn không khá lên được, ví dụ như chúng không muốn ăn thậm chí đến nước cũng không muốn uống, bạn hãy lập tức đưa cún đến bác sĩ thú y để khám và chữa trị kịp thời. Dù thế nào đi chăng nữa, việc tẩy giun cho chó là việc làm thiết yếu. Vì nếu chó bị mắc giun sán sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa, ăn ít hoặc bỏ ăn…làm cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ. Đôi khi giun sán còn chui vào cả phế quản và phổi gây tử vong nếu không chữa trị kịp thời.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xem thêm cách phòng bệnh cho vật nuôi tại đây.