• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
Thứ Ba, Tháng Sáu 6, 2023
Nông Nghiệp 24h
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Chăn Nuôi
No Result
View All Result
Home Kinh nghiệm chăn nuôi Chăm sóc gà chọi

Tại sao chúng ta nên đeo kính cho gà chọi?

Văn Thị Bích Oanh by Văn Thị Bích Oanh
25/10/2021
in Chăm sóc gà chọi, Kinh nghiệm chăn nuôi
0
Kính đeo cho gà chọi ban đầu nghe có vẻ khá buồn cười thế nhưng đây là một dụng cụ có thật
Kính đeo cho gà chọi là một dụng cụ có thật

Kính đeo cho gà chọi là một dụng cụ có thật

Kính đeo cho gà chọi ban đầu nghe có vẻ khá buồn cười thế nhưng đây là một dụng cụ có thật và rất hữu ích trong thời điểm hiện tại. Khi đeo kính thì việc hỗ trợ phòng chống tình trạng mổ cắn ở gà gây thiệt hại dễ dàng hơn rất nhiều đấy. Vậy kính cho gà có những ưu, nhược điểm gì? Khi đeo kính liệu rằng có ảnh hưởng đến sức khỏe của gà hay không? Có những loại kính nào có thể dùng cho gà chọi? Mời bà con cùng crlww.com tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết hơn.

Mục Lục

  • Tác dụng của việc đeo kính cho gà chọi
  • Những loại kính đeo cho gà chọi
    • Loại kính xuyên cho gà chọi
    • Loại kính kẹp cho gà chọi
  • Tìm hiểu những ưu, nhược điểm khi sử dụng kính đeo cho gà
    • Những ưu điểm
    • Những nhược điểm
  • Hướng dẫn cách đeo kính cho gà chọi
    • Cách đeo kính cho gà loại có chốt
    • Cách đeo kính cho gà loại không chốt
  • Lưu ý khi đeo kính cho gà chọn cần nhớ

Tác dụng của việc đeo kính cho gà chọi

Sử dụng kính đeo cho gà là một biện pháp hiệu quả ngăn ngừa rụng lông, cắn mổ
Sử dụng kính đeo cho gà là một biện pháp hiệu quả ngăn ngừa rụng lông, cắn mổ

Hiện tượng gà cắn mổ lẫn nhau xảy ra rất thường xuyên trong chăn nuôi. Đặc biệt là những hộ chăn nuôi quy mô lớn. Gà cắn mổ nhau có thể bị xây xát, cụt lông, thậm chí là xệ hay thủng cánh, liệt hay què quặt,…Sử dụng kính đeo cho gà là một biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa hiện tượng này.

Đeo kính cho gà chọi sẽ khiến gà bị hạn chế tầm nhìn. Qua đó giúp những chú gà trở nên hiền lành hơn. Việc này không chỉ giúp bảo vệ sự ổn định cho cả đàn mà còn giúp gà có điều kiện phát triển tốt hơn, tăng cường sức đề kháng và giúp gà nhanh lớn. Từ đó giúp người nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Đặc biệt là khi dùng kính, những chú gà chọi sẽ giữ được vẻ bề ngoài đẹp hơn đấy.

Những loại kính đeo cho gà chọi

Kính dùng đeo cho gà thường có màu đỏ. Điều này dựa vào cơ sở của các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng. Gà được đeo kính đỏ có tỉ lệ cắn mổ nhau rất ít. Chúng cũng ít mổ trứng hơn và thực hiện giao phối kéo dài hơn so với những con gà được đeo kính với màu sắc khác như vàng, xanh hay trắng. Các cặp kinh của gà có hình dạng gần giống với kính mắt mà chúng ta vẫn thường đeo. Có hai loại thường gặp đó là loại xuyên và loại kẹp. Hai loại kính cho gà này đều có hình dáng và cấu tạo tương đối giống nhau.

Loại kính xuyên cho gà chọi

Kính đeo cho gà loại xuyên là loại kính gồm 2 mắt kính giống cánh quạt. Phía trên 1 bên của mắt kính được thiết kế một lỗ một lỗ bấm nhỏ. Gọng kính có dáng cong và mỗi bên có 1 lỗ để xâu dây cố định kính ở trên mỏ gà. Dây xuyên dẻo, thường được làm từ nhựa. Trong đó, một đầu dây xuyên được thiết kế có mỏ móc giống mỏ neo và một đầu là chốt.

Loại kính kẹp cho gà chọi

Kính cho gà loại kẹp là loại kính có có cấu tạo gần giống kính cho gà loại xuyên. Điểm khác biệt ở đây là ở gọng kính không có lỗ mà được thiết kế hai lẫy nhỏ để cài vào mỏ gà. Khi mang kính loại kẹp cho gà, người đeo cần phải dùng kìm banh kính gà ra mới có thể đeo được và không làm gà đau.

Tìm hiểu những ưu, nhược điểm khi sử dụng kính đeo cho gà

Biện pháp đeo kính cho gà chọi cũng có một số ưu, nhược điểm
Biện pháp đeo kính cho gà chọi cũng có một số ưu, nhược điểm

Có rất nhiều cách phòng chống hiện tượng cắn mổ nhau ở gà, tuy nhiên việc đeo kính có thể xem là phương pháp tối ưu nhất. Bên cạnh những ưu điểm, biện pháp này cũng có một số ưu, nhược điểm, cụ thể như sau:

Những ưu điểm

  • Đeo kính có thể giảm đến 98% hiện tượng gà cắn mổ lẫn nhau.
  • Sức đề kháng của gà tốt hơn, gà có thể phát triển nhanh hơn.
  • Giúp gà có mã đẹp, từ đó dễ tiêu thụ hơn.
  • Giúp giảm lượng thức ăn hao phí.
  • Trong điều kiện nuôi gà tập trung, gà đẻ sẽ ít mổ trứng hay làm vỡ trứng.
  • Tiết kiệm chi phí bởi giá thành rẻ và có thể tái sử dụng.
  • Thời gian đeo kính cho gà nhanh và dễ dàng so với những phương pháp khác.

Những nhược điểm

  • Người nuôi cần tốn một khoản chi phí nhất định khi mua kính đeo cho gà.
  • Nếu nuôi gà số lượng lớn, người nuôi cũng mất công sức, thời gian để mang kính.
  • Nếu bạn đeo kính không chắc chắn, gà vẫn có thể dùng chân cào bỏ kính làm rơi kính.
  • Đây là biện pháp chỉ áp dụng được cho gà có trọng lượng đạt từ 0,5kg trở lên. Nếu dùng cho gà quá nhỏ sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.

Hướng dẫn cách đeo kính cho gà chọi

Cách đeo kính cho gà loại có chốt

Với loại kính dùng chốt lẻ, lúc mới đầu đeo chưa quen, các bác sẽ hơi thấy gượng tay. Nhưng khi đẽ quen tay rồi thì đeo sẽ nhanh lắm. Đầu tiên chúng ta xuyên toàn bộ chốt vào một lỗ nhỏ của kính trước khi mang xuống chuồng để đeo.

Cách đeo kính cho gà loại có chốt
Cách đeo kính cho gà loại có chốt

Sau khi xuyên toàn bộ chốt vào 1 bên lỗ, chúng ta mang xuống chuồng gà và tiến hành đeo. Khi đeo kính, chúng ta cần 2 người, 1 người giữ gà cho chắc chắn và 1 người đeo. Vì gà sẽ cựa quậy, nên các bác đeo thì cần xuyên nhanh gọn dứt khoát cái chốt qua mũi gà. Làm càng dứt khoát, thì đeo kính cho gà càng đơn giản. Mũi gà có hình oval – và cách nhau một lớp màng. Nếu đeo quen tay, thì bạn có thể cảm nhận, đặt nhẹ chốt chạm vào lớp màng và luồn qua được lớp màng đó và xỏ qua lỗ mũi bên kia. Còn nếu như chưa quen tay, thì bạn cứ mạnh dạn, căn ngang rồi xuyên dứt khoát qua lớp màng để luồn sang lỗ mui bên kia.

Cách đeo kính cho gà loại không chốt

Kính gà không chốt thực ra là loại cải tiến của kính gà thông thường. Thay vì để thanh chốt lẻ bên ngoài thì phần chốt đã được gắn liền với thân kính. Tất nhiên phần thân kính cũng được cải tiến, tăng độ dầy của gọng, giúp kính có khả năng tự động kẹp và bám được trên mỏ gà. Không hề bị rơi rớt trong quá trình gà sử dụng. Cách đeo kính gà loại không chốt vì thế cũng đơn giản hơn rất nhiều. Bà con chỉ cần dùng kìm banh để mở rộng chiếc kính gà ra, sau đó đặt vào 2 bên mũi gà là xong!

Lưu ý khi đeo kính cho gà chọn cần nhớ

Để đảm bảo gà có thể sinh trưởng và phát triển tốt trong quá trình sử dụng kính, các bạn cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Vệ sinh kính sạch sẽ khi đeo cho gà để đảm bảo không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
  • Luôn nhớ dùng loại kính đeo có màu đỏ để đưa lại hiệu quả cao nhất.
  • Nên thực hiện việc đeo kính vào buổi tối để gà có thể thích ứng tốt hơn trong khoảng thời gian đầu.
  • Khi đeo kính, gà có thể tự cào làm chảy máu đầu mình. Đối với những con bị nặng bạn phải tách riêng và chăm sóc chúng cẩn thận, nếu cần thì có thể dừng việc đeo kính.
  • Trong 3-4 ngày đầu khi đeo kính, gà có thể sẽ kém ăn nên bạn có thể giảm lượng thức ăn xuống để tránh lãng phí.

Nội dung phía trên đã giới thiệu đến bạn 2 loại kính đeo cho gà, tác dụng của việc đeo kính. Tuy nhiên, trong mô hình nuôi gà số lượng lớn lên đến hàng nghìn con thì cần cân nhắc đến phương pháp khác để giảm thiểu tình trạng mổ cắn ở còn. Còn trong mô hình nuôi gà đá, gà chọi thì nên sử dụng để đảm bảo sức khỏe và ngoại hình đẹp nhất cho gà.

Tags: cách đeo kính cho gà chọiđeo kính cho gà chọikính đeo cho gà chọisử dụng kính đeo cho gà
Next Post

Tiết lộ cách dùng thuốc tăng lực Pharmaton cho gà chọi trước khi đá

Văn Thị Bích Oanh

Văn Thị Bích Oanh

Next Post
Sư kê nên cho gà chọi dùng Pharmaton trước khi chiến đấu

Tiết lộ cách dùng thuốc tăng lực Pharmaton cho gà chọi trước khi đá

Please login to join discussion
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Bệnh kén hay xảy ra ở gà chọi

Bệnh kén ở gà chọi là gì và phương pháp điều trị như thế nào?

21/10/2021
Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

25/10/2021
Hưỡng dẫn làm những mô hình chuồng gà chọi chuẩn và hiệu quả nhất

Hướng dẫn làm những mô hình chuồng gà chọi chuẩn và hiệu quả nhất

21/10/2021
Nên làm chuồng nuôi gà theo hướng Đông Nam

Chuồng nuôi gà nên làm theo hướng Đông Nam, lý do vì sao?

21/10/2021
Những loại chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

Những loại chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

0
Sư kê nên cho gà chọi dùng Pharmaton trước khi chiến đấu

Tiết lộ cách dùng thuốc tăng lực Pharmaton cho gà chọi trước khi đá

0
Thỏ rất nhạy cảm với mọi tác nhân gây bệnh

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở thỏ

0
Chó, mèo cần vitamin để sống khoẻ mạnh

Những vitamin này giúp thú cưng có sức khoẻ tốt, phòng được nhiều bệnh

0
Những loại chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

Những loại chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

25/10/2021
Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim trĩ mà bà con nên biết

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim trĩ mà bà con nên biết

25/10/2021
Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế chuồng ngỗng

Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế chuồng ngỗng

25/10/2021
Những tiêu chuẩn khi thiết kế và làm chuồng ngan thịt bạn nên biết

Những tiêu chuẩn khi thiết kế và làm chuồng ngan thịt bạn nên biết

25/10/2021

Thông Tin Mới

Những loại chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

Những loại chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến hiện nay mà bạn nên biết

25/10/2021
Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim trĩ mà bà con nên biết

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim trĩ mà bà con nên biết

25/10/2021
Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế chuồng ngỗng

Những yêu cầu cơ bản khi thiết kế chuồng ngỗng

25/10/2021
Những tiêu chuẩn khi thiết kế và làm chuồng ngan thịt bạn nên biết

Những tiêu chuẩn khi thiết kế và làm chuồng ngan thịt bạn nên biết

25/10/2021
Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

25/10/2021
Mẹo làm chuồng vịt nhốt hoàn toàn mang hiệu quả kinh tế cao

Mẹo làm chuồng vịt nhốt hoàn toàn mang hiệu quả kinh tế cao

25/10/2021
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by crlww.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by crlww.com