Bệnh nấm phổi trên gà là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính của gà con. Khi mắc bệnh, gà con từ 1 – 20 ngày tuổi có tỉ lệ bị lây bệnh và tỷ lệ tử vong cao. Gây thiệt hại rất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm. Những đặc trưng của bệnh này là hình thành các u nấm có màu vàng xám tụ ở phổi. Tạo thành các túi khí vô cùng nguy hiểm cho gà tham khảo nội dung dưới đây để biết thêm. Những triệu chứng, biểu hiện, tác hại cũng như cách phòng chống và điều trị bệnh nấm phổi tốt nhất.
Bệnh nấm phổi xuất hiện trên gà
Bệnh nấm phổi trên gà – ASPERGILLOSIS chủ yếu do nấm Aspergillus Fumigatus, các sợi nấm có đường kính 3 – 4 micro mét. Các Bào tử nấm có hình tròn được xếp thành chuỗi, có sức đề kháng cao với nhiệt độ và hóa chất. Muốn diệt được nấm cần phải hấp khô 120 độ C trong vòng 1 giờ hoặc đun sôi 100 độ C trong thời gian 5 phút. Nếu dùng hóa chất thì dùng ở nồng độ cao (2,5% với formol hoặc axít Salixylic).
Bệnh thường xảy ra quá cấp tính hoặc cấp tính đối với gia cầm non. Gia cầm 5 ngày tuổi đã có thể phát bệnh do hít bào tử nấm từ máy ấp, máy nở. Thông thường bệnh xảy ra ở 2-4 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 80%. Lúc đầu, gia cầm chết đột ngột, thể trạng bình thường. Sau đó một số có biểu hiện như kém ăn, thở khó, nhịp thở tăng. Khi bắt gia cầm lên thấy rõ tiếng thở lách tách từ phổi. Gia cầm khô chân, khô mỏ, tiêu chảy, một số con có triệu chứng co giật (do độc tố nấm ảnh hưởng đến thần kinh); gia cầm gầy dần và chết.
Nguyên nhân gây ra bệnh
Bệnh nấm phổi ở gà được phát hiện lần đầu tiên và năm 1815 tại Đức và tới nay đã xuất hiện trên toàn thế giới. Nguyên nhân gây bệnh đến từ việc gia cầm hít bào tử nấm có trong môi trường chăn nuôi như trong không khí, máy ấp, máy nở, chất độn chuồn. Bào tử nấm nhanh chóng phát triển thành ổ nấm, tạo những hạt màu trắng xám hay màu vàng ở phổi hoặc thành các túi khí, phá hoại mô bào, gây ảnh hưởng hô hấp và nấm tiết ra độc tố gây nhiễm độc huyết, gây trúng độc toàn thân và chết.
Bệnh tích chủ yếu trên phổi: Các hạt nấm màu trắng xám hoặc vàng trên phổi, hạt nấm có thể như hạt gạo, rắn; nếu bệnh nặng, cắt phổi thấy hạt nấm lan hết các phế nang, phế quản làm phổi đặc, chắc, khi thả xuống nước, phổi lơ lửng hoặc chìm. Phân biệt với tiếng thở của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm – INFECTIOUS BRONCHITIS (IB). Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm trên gà – Infections laryngotracheitis– ILT là gà thở khó và có tiếng ồn; có tiếng khò khè và tiếng ọt. Nấm phổi thở khó nhưng không có tiếng động.
>> Xem thêm thông tin khác tại chuyên mục các bệnh ở gia cầm.
Cách điều trị bệnh nấm phổi
Thường xuyên vệ sinh, định kỳ khử trùng môi trường khu ấp, nở, chuồng nuôi, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi. Đặc biệt mùa mưa ẩm, không để nấm mốc phát triển. Sử dụng chất độn chuồng mới, sạch, không nấm mốc, bụi bẩn; được phơi khô, phun hoặc xông khử trùng. Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, gia cầm khỏe mạnh sẽ hạn chế mắc bệnh. Sử dụng chất độn chuồng mới, sạch, không nấm mốc, bụi bẩn; được phơi khô, phun hoặc xông khử trùng.
Xử lý nguyên nhân bệnh, nếu nấm trong chất độn chuồng. Thì phải thay ngay chất độn chuồng mới, khô, sạch, không nấm mốc. Loại bỏ gà mắc bệnh nặng vì điều trị không hiệu quả. Chọn riêng những con có biểu hiện khó thở ra 1 ô để điều trị tích cực và chăm sóc riêng sẽ tốt hơn. Dùng 1 trong các loại thuốc sau để điều trị cho gia cầm mắc bệnh: Nistatin, Mycostatin, Fluconazole. Kết hợp thuốc bổ trợ: Gluco C, Multivitamin.