Mô hình nuôi tôm hùm đang mở ra một hướng đi mới giúp các gia đình ven biển tăng thu nhập, có điều kiện về vốn và kỹ thuật để tận dụng tiềm năng và lợi thế của đại dương ban tặng cho ngư dân vùng biển. Nuôi tôm hùm lồng ven biển là một phương pháp tốt, vấn đề là người nuôi phải có đầu vào đạt yêu cầu, tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, biện pháp kỹ thuật chăn nuôi, trước hết cần chú trọng khâu chọn giống, đảm bảo chất lượng và ngăn ngừa bệnh. Thời gian nuôi tôm hùm tương đối dài nên phải tính toán đặc biệt để đề phòng rủi ro, bất lợi của thời tiết.
Mô hình phòng trị bệnh trên tôm hùm nuôi
Dự án “Xây dựng mô hình phòng trị bệnh sữa và đỏ thân trên tôm hùm nuôi lồng hiệu quả” do ThS. Võ Thị Ngọc Trâm – Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III) làm chủ nhiệm sau hơn 3 năm triển khai đã cho thấy hiệu quả.
Theo ThS. Võ Thị Ngọc Trâm, tôm hùm nuôi lồng là một trong những đối tượng nuôi chính tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, có giá trị cao, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân ven biển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh số lượng lồng bè nuôi, diễn biến thời tiết bất lợi, bệnh trên tôm hùm nuôi lồng thường xuyên xảy ra đã ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi tôm hùm lồng.
Trong đó, đối với bệnh sữa và đỏ thân, việc chữa trị của người nuôi chưa hiệu quả, làm ảnh hưởng đến năng suất tôm nuôi. Trong khi hai bệnh này đã xây dựng được giải pháp kỹ thuật điều trị và công bố rộng rãi.
Nuôi tôm hùm lồng phát triển bền vững
Vì vậy, dự án trên là giải pháp bảo đảm xây dựng các vùng nuôi tôm hùm lồng; theo hướng bền vững, khống chế được dịch bệnh, tạo ra sản phẩm vệ sinh an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác hại đến môi trường, phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu để nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần phát triển kinh tế biển, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong hơn 3 năm triển khai, dự án đã thực hiện thành công 9 mô hình trình diễn tại 4 vùng nuôi tôm hùm lồng tập trung thuộc 3 tỉnh: Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Các mô hình của dự án được áp dụng theo tiến bộ kỹ thuật “Giải pháp kỹ thuật điều trị bệnh sữa và bệnh đỏ thân trên tôm hùm nuôi lồng”, mã hiệu TBKT 03-02:2017/BNNPTNT do PGS, TS Võ Văn Nha – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III là tác giả công trình, đã được Tổng cục Thủy sản công nhận.
Mô hình nuôi tôm hùm đạt chuẩn về sản lượng đầu ra
Kết quả nghiệm thu các mô hình cho thấy, tôm hùm bông đạt khối lượng trung bình hơn 800g/con; tỷ lệ sống đạt 87,8 – 93,5%; tôm hùm xanh đạt khối lượng trung bình hơn 400g/con; tỷ lệ sống đạt 90,0 – 92,1%. Kết quả của mô hình hoàn toàn kiểm soát được tình trạng tôm hùm chết số lượng lớn do bệnh sữa/đỏ thân ở các lồng nuôi; từ đó ngăn chặn lây lan bệnh sữa, đỏ thân đến các lồng nuôi/hộ nuôi lân cận; giảm thiểu dịch bệnh xảy ra ở vùng nuôi.
Dự án đã tổ chức 18 lớp tập huấn kỹ thuật dành cho những người tham gia và không tham gia mô hình; 9 hội thảo tổng kết và 9 hội thảo đầu bờ tại các địa phương thực hiện mô hình với hơn 800 đại biểu; và người nuôi tôm hùm tại các địa phương tham dự.
Nhận định mô hình nuôi
Từ đó, tuyên truyền đến người dân giải pháp kỹ thuật điều trị bệnh sữa; và bệnh đỏ thân trên tôm hùm nuôi lồng áp dụng tại mô hình. Đồng thời, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển; trong cộng đồng người nuôi tôm hùm tại địa phương.
PGS, TS Nguyễn Hữu Ninh – Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cấp bộ nhận định; tôm hùm nuôi tại các mô hình có tỷ lệ khỏi bệnh sữa lớn hơn 90%, tỷ lệ khỏi bệnh đỏ thân hơn 80%; bệnh sữa; bệnh đỏ thân xuất hiện dưới 30%/vụ nuôi; tỷ lệ sống hơn 85%; cỡ thu hoạch tôm hùm xanh hơn 400 g/con, tôm hùm bông hơn 800g/con. Mô hình được quản lý khoa học, việc sử dụng kháng sinh có kiểm soát; tránh tình trạng kháng kháng sinh xảy ra ở nhiều vùng nuôi trồng thủy sản hiện nay.
Lợi nhuận cao từ nuôi tôm hùm
Mô hình nuôi tôm hùm lồng của ông Trần Ngọc Trung ở xã ven biển Bình Thuận (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã mang lại những kết quả khả quan. Ông Trung kể: Tôi chỉ mới nuôi tôm hùm bông từ tháng 5/2010 dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh.
Nguồn giống được đánh bắt tại vùng biển địa phương với giá mỗi con tôm nhí khoảng từ 150.000-180.000 đồng. Sau 8 tháng nuôi, tôi thu hoạch được gần 520kg tôm hùm thương phẩm; trọng lượng bình quân đạt trên 900 gam/con, với giá thị trường trên 1,2 triệu đồng/1kg; trừ chi phí còn lãi hơn 620 triệu đồng…
Để nuôi tôm hùm lồng đạt kết quả như vậy, ông Trung đã học hỏi và ứng dụng thấu đáo; các quy trình kỹ thuật. Ông đã đầu tư trên 170 triệu đồng, trong đó Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng để mua các loại vật liệu như đá chẻ, tre, dương liễu, thùng phuy, bao tải… làm 8 chiếc lồng nuôi với diện tích 64m2, 640 con tôm nhí giống có trọng lượng từ 100-120g/con; và gần 7 tấn thức ăn.
Hàng ngày, ông quẩn quanh trên các lồng nuôi để kiểm tra; theo dõi quá trình tăng trưởng của đàn tôm hùm. Bất kỳ một đổi thay nào cũng được ông phát hiện kịp thời và có sự điều chỉnh; bổ sung cần thiết.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin về Mô hình trại thuỷ sản tại đây.