Trong tình hình hiện nay, thời tiết khô hanh, trên những con gà xuất hiện nhiều các mụn bằng hạt đỗ mọc ở mào,mép, xung quanh vùng mắt… Đây là những triệu chứng điển hình của bệnh đậu gà. Đậu gà là bệnh truyền nhiễm do những virus gây ra. Những con gà mắc bệnh này ăn uống kém và nguyên nhân sinh ra các bệnh khác nữa, làm bệnh càng trở nên nặng hơn, có thể dẫn đến làm gà bị chết. Để giúp người dân chăn nuôi dễ nhận biết hơn và phòng trị bệnh này hiệu quả. Muốn hiểu rõ về bệnh này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm nhé.
Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính
Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính chung cho gia cầm ở mọi lứa tuổi. Có triệu chứng đặc trưng là những mụn viêm tấy ở da và những nơi không có lông, hay có những mụn màng giả ở niêm mạc họng, mắt. Bệnh đậu gà do một loại virus thuộc nhóm pox viruses có khả năng sống thời gian dài. Trong điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chịu được khô hanh, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa rét. Ruồi, muỗi và các côn trùng khác là vật trung gian truyền bệnh nguy hiểm nhất. Bệnh đậu gà thường lây truyền từ muỗi và các loài côn trùng ký sinh khác. Khi di chuyển từ vật chủ này sang vật chủ kia, chẳng hạn như bét đỏ (red mite).
Nguồn nước ô nhiễm nơi gà bệnh truyền sang. Virus đậu gà có thể chịu đựng tốt trong điều kiện khô ráo. Và có thể tồn tại trong môi trường từ nhiều tháng cho đến cả năm qua những vảy khô và vụn lông gà. Virus có thể sống lâu đến 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn. Các chất thải của gà bệnh khi gà khoẻ tiếp xúc có vết xước ở da, gà bệnh mổ vào vùng quanh mắt. Virus bị diệt dễ dàng khi phun hơi nóng ẩm; formol 3% ở 200 C. Và hợp chất iod 1/400 làm mất hoạt tính của virus, phenol 5% chỉ 30 phút làm mất hoạt tính của virus.
Những dạng bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà ủ bệnh từ 4-10 ngày, thể hiện ở dạng khô và dạng ướt. Đậu gà dạng khô (đậu ở da): Mụn vảy mọc trên da ở những chỗ không có lông, có khi có cả ở hậu môn, da trong cánh, mào, mép, quanh mắt, chân… Mụn lúc đầu sưng tấy màu hồng nhạt hoặc trắng, sau chuyển tím sẫm dần, mụn khô đóng thành vẩy dễ bong. Gà bệnh vẫn ăn uống có chút ít kém hơn bình thường. Gà hay lắc đầu, vẩy mỏ do các mụn vẩy, khi chữa khỏi gà phát triển bình thường, có thể chết nhưng rất ít.
Đậu gà dạng ướt (đậu mọc ở niêm mạc thường gọi là difteria). Bắt đầu viêm ca ta ở miệng, họng, thanh quản, gà ho, vẩy mỏ. Các vết viêm loang dần thành các nốt phồng, niêm mạc màu hồng chuyển sang đỏ sẫm, dày dần lên. Và sau cùng tạo thành các lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc làm cho gà ăn uống, thở khó khăn. Gà bị sưng mặt, sưng tích, phù thũng, mắt gà viêm có ghèn, nhớt, dần dần mắt bị lồi; do tích tụ các chất đó trong hốc mắt. Mũi viêm, chảy nước mũi rồi đặc quánh lại, mặt gà sưng to. Ở dạng này gà không ăn uống được, gầy và bị chết tỷ lệ cao.
Chữa trị và biện pháp phòng ngừa bệnh
Có trường hợp gà bị đậu cả 2 dạng kết hợp. Chủng vacxin đậu cho gà con và gà lớn theo lịch lúc 7 hoặc 14 ngày tuổi, 112 ngày tuổi. Vệ sinh chuồng, trại, khu chăn nuôi sạch sẽ khô ráo, thoáng mát; Chăm sóc nuôi dưỡng tốt; Diệt ruồi muỗi theo định kỳ. Chữa bệnh đậu cho gà ở dạng khô, còn ở dạng ướt nhiều, chữa khó khăn. Khi chớm bệnh, thì chủng ngay vacxin đậu cho gà khoẻ.
Gà bệnh thì phải bắt chữa từng con bằng cách cạy sạch vảy mụn rồi hàng ngày bôi cồn iod, glycerin, nitrat bạc… ở dạng ướt thì dùng bông lau sạch màng giả rồi nhỏ thuốc sát trùng nhẹ, lugol hoặc glycerin. Nên cho uống kháng sinh liều nhẹ đề phòng bệnh thứ phát xâm nhập như Choloramphenicol, Tetrcayclin và vitamin A 5000 đơn vị cho looml nước. Ở gia đình có thể dùng dầu hoả bôi vào các mụn ở da sau khi đã cậy vảy. Các vảy mụn, chất rơi vào là phải đốt, tránh lây lan.