• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
Thứ Sáu, Tháng Một 27, 2023
Nông Nghiệp
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Chăn Nuôi
No Result
View All Result
Home Chăn nuôi thuỷ sản

Nuôi cá ngựa có gặp nhiều khó khăn không?

Vũ Ngọc Sơn by Vũ Ngọc Sơn
21/10/2021
in Chăn nuôi thuỷ sản
0
Hình ảnh cá ngựa
Hình ảnh cá ngựa

Hình ảnh cá ngựa

Theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia cá cảnh, công nghệ nuôi cá ngựa thực sự không quá khó, rủi ro ít, đầu tư cơ sở vật chất không quá tốn kém, giá cả ổn định mà lợi nhuận khá cao. Tuy nhiên, để thu được lợi nhuận cao và thành công thì không hề đơn giản mà phải có một chiến lược cụ thể và rõ ràng. Cá ngựa có hình dáng đặc biệt, gấp khúc và cong, đầu và ngực gần như thẳng đứng; miệng hình ống, ngực và bụng nhô ra, gồm 10-13 xương cong, đuôi dài, nhỏ và cuộn 4 lần, không có xương chậu. và vây đuôi. Cá đực có nhiều gai trên đầu và thân. Một số loài cá có thể có các chấm nhỏ màu nâu và một túi sinh sản trên bụng.

Mục Lục

  • Kỹ thuật ương giống và nuôi cá ngựa nhân tạo
  • Giao phối ở cá ngựa
  • Thả giống và nuôi cá
  • Tách cá con khỏi bể
  • Nguyên tắc cho cá ngựa ăn
  • Phòng trừ dịch bệnh cho cá ngựa
  • Giá trị thương phẩm
  • Thu hoạch

Kỹ thuật ương giống và nuôi cá ngựa nhân tạo

Kỹ thuật ương giống và nuôi cá ngựa nhân tạo
Kỹ thuật ương giống và nuôi cá ngựa nhân tạo

Đầu tiên, chọn cá ngựa bố mẹ có độ tuổi từ 1 đến 2 năm; cơ thể to, vóc dáng khỏe mạnh, không bị bệnh tật.

Cá ngựa mẹ có phần bụng phình to, khoang bụng rộng. Cá ngựa bố cơ thể dài, to, túi trước bụng phát triển hoàn chỉnh.

Thông thường, thả nuôi riêng rẽ cá ngựa bố mẹ với mật độ 20 con/m3. Hằng ngày, tiến hành cho cá ăn thức ăn tươi sống, giàu chất dinh dưỡng từ 3 đến 4 lần. Sau một thời gian vỗ béo, khi cá ngựa bố mẹ đã thành thục; người ta duy trì nhiệt độ nước ổn định trong khoảng >200C; tiến hành phối giống với tỷ lệ là 1 con đực, 1-2 con cái.

Giao phối ở cá ngựa

Cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc chập tối. Vào thời kỳ này, cá bố mẹ ăn ít, cơ thể nhạt màu hơn trước. Ban đầu cá đực và cá cái đuổi nhau, chúng tiến lại gần và áp bụng vào nhau; cá đực sẽ mở rộng miệng túi đón lấy trứng từ lỗ sinh dục của cá cái; đồng thời phóng tinh dịch để thụ tinh cho toàn bộ số trứng đó. Trứng đã thụ tinh sẽ phát triển trong túi của cá đực.

Ngay sau khi giao phối, túi của cá ngựa đực nhỏ, trong và rất mềm. Càng về sau, do các hợp tử phát triển, túi ngày một to lên, màu sắc sẫm lại; túi có trạng thái một khối rắn chắc. Trong suốt thời gian ấp trứng, cá ngựa đực rất ít vận động; chúng có xu hướng lặn sâu xuống đáy bể, ăn ít. ở thời kỳ này, cá ngựa bố hoàn toàn tập trung vào công việc bảo vệ và nuôi dưỡng phôi thai.

Thả giống và nuôi cá

Thời gian phát triển từ hợp tử thành cá ngựa con lâu hay chóng; phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ môi trường nước. Nếu nhiệt độ dao động trong khoảng 20-220C; thời gian này sẽ là 16 đến 18 ngày, ở nhiệt độ 28-300C, thời gian này chỉ còn 10-12 ngày.

Rất dễ nhận thấy biểu hiện “sắp sinh” của cá ngựa đực: Màu sắc của túi sinh dục chuyển từ màu nâu vàng (hoặc màu nâu nhạt) sang màu nâu sẫm; túi không còn cứng và chắc nữa mà trở nên mềm và lỏng hơn, miệng túi mở rộng. Thời gian “chuyển dạ” chỉ khoảng mấy phút đến mười mấy phút; nhưng nếu bị ảnh hưởng bởi một số nguyên nhân nào đó thì thời gian “chuyển dạ” thậm chí kéo dài từ một đến ba này.

Tách cá con khỏi bể

Tách cá con khỏi bể
Tách cá con khỏi bể

Cá bố sinh xong phải được tách khỏi bể; để lại cá con và tiến hành nuôi dưỡng. Nếu việc tách cá bố không được tiến hành kịp thời, chúng sẽ ăn thịt chính các con của mình.

Điều cần chú ý là: Trong điều kiện nuôi nhân tạo; có rất nhiều cá ngựa bố mẹ không phát dục. Tỉ lệ cá ngựa chấm và cá ngựa đen có khả năng sinh sản thường lŕ 20-80%.

Cá ngựa con mới sinh đă có thể ăn các loại ấu trùng nhỏ như trùng bánh xe. Khi chiều dài cơ thể của cá ngựa con đạt 5-6cm, tiến hành cho ăn tôm nhỏ. Với chiều dài 10cm, ngoài việc ăn tôm nhỏ; cá ngựa cần được bổ sung thêm cá tươi (dưới dạng các mẩu vụn).

Nguyên tắc cho cá ngựa ăn

Cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc: Cho cá ăn ít nhưng nhiều lần; để tránh việc cá bị đói hoặc ngược lại bị chết do bội thực.

Trong quá trình nuôi dưỡng, phải thường xuyên làm vệ sinh bể nuôi; loại bỏ thức ăn thừa và các chất thải, đảm bảo chất nước luôn trong sạch; duy trì độ nhìn thấu của nước ở mức 35-40cm; tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp.

Nếu nhiệt độ môi trường tăng, phải chú ý lượng dưỡng khí hoà tan trong nước; để đảm bảo cá vẫn đủ ôxy để thở. Định kỳ tiến hành thay nước. Mùa hè, một đến hai ngày thay nước một lần.

Khi chuyển cá sang bể khác, động tác phải hết sức nhẹ nhŕng; không được gây thương tổn cho cá, dù là nhỏ nhất, vì khi đó cá rất dễ nhiễm bệnh

Phòng trừ dịch bệnh cho cá ngựa

Phòng trừ dịch bệnh cho cá ngựa
Phòng trừ dịch bệnh cho cá ngựa

Cá ngựa là loài có khả năng đề kháng kém, rất dễ nhiễm bệnh. Với bất cứ một sự thay đổi nŕo của môi trường sống, chúng đều khó thích nghi và trở nên yếu hơn.

Các bệnh thường gặp ở cá ngựa do chuyên gia Trung Quốc đúc rút được trong quá trình nuôi là: Bệnh đầy hơi trướng bụng, bệnh phồng bong bóng, viêm ruột, mù mắt do thiếu ánh sáng…

Trong công tác phòng trừ bệnh tật phải coi trọng việc phòng ngừa; tránh để phát sinh thành bệnh vì việc chữa trị vừa tốn kém vừa ít hiệu quả.

Việc phòng ngừa bệnh tật được thực hiện bằng một số công việc cụ thể như: Theo dõi thường xuyên nhiệt độ nước trong bể, ánh áng, độ mặn; lượng dưỡng khí hňa tan, độ pH, mật độ thả nuôi. Ngoài ra, tiến hành vệ sinh bể bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Khi cá đã bị mắc bệnh thì phải dùng thuốc kháng sinh hoặc CuSO4 để chữa bệnh.

Giá trị thương phẩm

Cá ngựa tuy không có giá trị về thực phẩm nhưng lại có giá trị dược liệu cao. Cá ngựa có tác dụng trị hen suyện, tăng cường sinh lực. Bên cạnh đó với hình thái đặc biệt cùng với đặc tính chung thủy nên cá ngựa rất được yêu thích nuôi trong nhà để làm cảnh.

Cá ngựa hiện nay được thu mua rất nhiều tại nhiều tỉnh miền biển. Cá ngựa thương phẩm có thể là cá tươi hay cá khô. Nếu tính bình quân với số lượng khoảng từ 200 đến 250 con cá khô/kg thì có giá thành giao động hiện nay là từ 8 triệu cho đến 14 triệu.

Thu hoạch

Nuôi cá ngựa chỉ sau 3 tháng nuôi có thể xuất bán cá cảnh, từ 6-8 tháng có thể xuất bán cá ngâm thuốc và cho sinh sản. Chỉ sau 20 ngày đến 1 tháng, cá có thể sinh sản lại và tiếp tục cho ra những lứa cá mới đem lại nguồn lợi kinh tế bất ngờ cho người nuôi.

Tags: Nguyên tắc cho cá ngựa ănTách cá con khỏi bểThả giống và nuôi cá
Previous Post

Kinh nghiệm nuôi hàu thương phẩm với kỹ thuật cao

Next Post

Kỹ thuật sinh sản đúng cách cho lươn đồng

Vũ Ngọc Sơn

Vũ Ngọc Sơn

Next Post
Bể nuôi lươn đồng

Kỹ thuật sinh sản đúng cách cho lươn đồng

Please login to join discussion
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Bệnh kén hay xảy ra ở gà chọi

Bệnh kén ở gà chọi là gì và phương pháp điều trị như thế nào?

21/10/2021
Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

25/10/2021
Hưỡng dẫn làm những mô hình chuồng gà chọi chuẩn và hiệu quả nhất

Hướng dẫn làm những mô hình chuồng gà chọi chuẩn và hiệu quả nhất

21/10/2021
Sư kê nên cho gà chọi dùng Pharmaton trước khi chiến đấu

Tiết lộ cách dùng thuốc tăng lực Pharmaton cho gà chọi trước khi đá

19/10/2021
Lô đề cũng chính là một loại tệ nạn xá hội

Hà Tĩnh: Bắt 2 người phụ nữ cầm đầu đường dây đánh bạc quy mô lớn

0
Sư kê nên cho gà chọi dùng Pharmaton trước khi chiến đấu

Tiết lộ cách dùng thuốc tăng lực Pharmaton cho gà chọi trước khi đá

0
Thỏ rất nhạy cảm với mọi tác nhân gây bệnh

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở thỏ

0
Chó, mèo cần vitamin để sống khoẻ mạnh

Những vitamin này giúp thú cưng có sức khoẻ tốt, phòng được nhiều bệnh

0
Lô đề cũng chính là một loại tệ nạn xá hội

Hà Tĩnh: Bắt 2 người phụ nữ cầm đầu đường dây đánh bạc quy mô lớn

07/01/2022
Đánh lô đề cũng là một hình thức đánh bạc

Quảng Bình: Phá đường dây lô đề mỗi tháng giao dịch 36 tỉ đồng

07/01/2022
Lô đề cũng là mọt loại tệ nạn xã hội

Ninh Bình: Phá đường dây ghi lô đề tiền tỉ, bắt 11 người

07/01/2022
Đánh bạc qua mạng chính là một loại tệ nan xã hội

Hà Nội: Triệt phá đường dây đánh bạc 1.500 tỉ đồng

07/01/2022

Thông Tin Mới

Lô đề cũng chính là một loại tệ nạn xá hội

Hà Tĩnh: Bắt 2 người phụ nữ cầm đầu đường dây đánh bạc quy mô lớn

07/01/2022
Đánh lô đề cũng là một hình thức đánh bạc

Quảng Bình: Phá đường dây lô đề mỗi tháng giao dịch 36 tỉ đồng

07/01/2022
Lô đề cũng là mọt loại tệ nạn xã hội

Ninh Bình: Phá đường dây ghi lô đề tiền tỉ, bắt 11 người

07/01/2022
Đánh bạc qua mạng chính là một loại tệ nan xã hội

Hà Nội: Triệt phá đường dây đánh bạc 1.500 tỉ đồng

07/01/2022
Các đối tượng tại cơ quan Công an

Thừa Thiên Huế: Đánh sập đường dây cá độ bóng đá 55 tỷ, bắt 8 đối tượng

07/01/2022
Tệ nạn cá độ bóng đá vô cùng nguy hiểm

Quảng Bình: Triệt phá thêm 2 tụ điểm đánh bạc “nhức nhối”

07/01/2022
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by crlww.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by crlww.com