Chạch lấu là một loại thủy sản sống chủ yếu ở vùng nước ngọt nước ta, phát triển nhiều ở Tây Ninh. Chúng có khả năng phát triển và sinh sôi ở các vùng cửa sông nước ngọt và nước mặn. Dễ dàng thích nghi với nhiều môi môi trường khắc nghiệt ở nước ta. Nhận thấy tiềm năng của loài thủy sản này, Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh đã có nhiều hoạt động nhằm quảng bá loại thủy sản có giá trị kinh tế cao đến người dân. Một số mô hình thí điểm nuôi cá chạch lấu đã và đang triển khai nhanh chóng.
Mô hình tiềm năng dễ phát triển
Cá chạch lấu được xem là một trong những loài cá đặc sản quý hiếm; được ví như là nhân sâm nước bởi giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ cơ thể, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như hàm lượng protein cao hơn hẳn thịt gà. Có rất nhiều phương thuốc mà cá chạch là dược liệu chính để chữa các bệnh suy nhược, thiếu máu, suy dinh dưỡng ở trẻ; chữa mồ hôi trộm ở trẻ em; tăng cường sức khỏe… Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn khai thác cá chạch lấu ở ngoài tự nhiên dần cạn kiệt.
Theo Trung tâm Khuyến nông Tây Ninh, với điều kiện thời tiết, địa hình, nguồn nước trên địa bàn tỉnh rất thuận lợi, là tiềm năng để phát triển NTTS trong đó có mô hình nuôi cá chạch lấu. Mô hình nuôi theo hướng công nghiệp với ưu điểm thả được mật độ dày hơn so nuôi trong ao đất.
Mô hình – Được người dân nhân rộng giống
Ông Huỳnh Thanh Sang (ngụ xã Thạnh Bình, huyện Tân Biên) cho biết, chỉ sau vài tháng nuôi cá chạch lấu, đợt đầu tiên xuất ao ông đã thu được lợi nhuận khá. Lúc đầu, ông Sang chỉ thuê 2.000 m2 mặt nước để thả nuôi 5.000 con cá chạch lấu, sau gần 7 tháng tuổi, cá sinh trưởng tốt và có hiện tượng “chật ao”. Lúc này, ông Sang xuất bán cá lớn.
Mặc dù cá chưa đạt trọng lượng tối thiểu, nhưng ông vẫn bán được với giá 270.000 đồng/kg, với 2 tấn cá trong đợt thu hoạch đầu tiên, ông Sang đã có hơn 500 triệu đồng. Khi mô hình bước đầu đạt hiệu quả, ông Sang tiếp tục thuê thêm đất, đắp 1.500 m2 ao nổi, lót bạt, thả nuôi thêm 40.000 cá giống. Hiện tại, cá chạch phát triển khỏe mạnh, hứa hẹn một mùa bội thu.
Mô hình nuôi cá chạch lấu phát triển ở nhiều nơi
Tương tự, anh Nguyễn Phúc Mến (ngụ xã Thành Long, huyện Châu Thành); cũng lập trại nuôi tại khu vực ven bờ kênh Tây, thuộc xã Tân Bình, TP Tây Ninh. Anh Mến cho biết, trước đây có tham quan mô hình nuôi chạch lấu ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhận thấy đây là loại cá dễ nuôi, tiêu thụ thuận lợi; cho thu nhập cao hơn các loại cá khác nên anh góp vốn mở trại ở tỉnh Hậu Giang. Để nâng cao thu nhập, mới đây, anh Mến tiếp tục thuê đất lập trại ở xã Tân Bình với diện tích 2.500 m2;; anh kiến tạo 9 bể nuôi theo hình thức lót bạt trong từng bể.
Anh Mến cho biết thêm, sau các đợt thả giống, hiện tại, các bể chứa ở trại nuôi có hơn 100.000 chạch lấu 3 lứa tuổi, lứa lớn nhất có đến 7.000 con đã hơn 6 tháng tuổi. Hiện trại nuôi được thiết lập với quy mô bán công nghiệp, có hệ thống xử lý nước trước khi cho vào bể và sau khi xả thải, hệ thống cánh quạt, tăng cường ôxy đã hoàn chỉnh.
Mang đến lợi nhuận gấp đôi cho người dân
Theo anh Mến, nuôi cá chạch lấu trong ao sử dụng bạt lót tiện lợi hơn, vì bề mặt ao trơn mềm, không làm da cá trầy xước, gây tổn thương, viêm loét cho cá. Cá chạch lấu sống và thích nghi tốt nhất ở nhiệt độ không quá 320C, vì vậy, cần có mái che tại khu vực nuôi. Với giá thành sản xuất khoảng 115.000 đồng/kg, nghề nuôi cá chạch lấu mang lại lợi nhuận đạt khoảng 135.000 đồng/kg, năng suất ước khoảng 7 tấn, lợi nhuận khoảng 900 triệu đồng/20.000 con.
Nuôi cá chạch lấu trong bể nổi là mô hình thủy sản; mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các mô hình nuôi khác, phù hợp với những hộ dân có ít diện tích thả nuôi; có khả năng nhân rộng để phát huy lợi thế về nguồn nước. Tuy nhiên, để thành công từ mô hình này; người nuôi cần có kế hoạch, chiến lược đầu tư phù hợp bởi đây là mô hình đòi hỏi vốn đầu tư lớn; và kỹ thuật nuôi chăm sóc đầy đủ, bài bản…
Mô hình nuôi cá chạch lấu trong ao đất
Ao nuôi có diện tích phù hợp nhất để dễ dàng quản lý, chăm sóc và thu hoạch chạch lấu thương phẩm có diện tích từ 500 -1000 mét vuông. Cần tát cạn ao và nạo vét hết lớp bùn đáy dưới ao. Bón vôi khử trùng với lượng từ 7-10 kg/100 mét vuông mặt ao. Sau đó phơi đáy ao từ 2-3 ngày; mới cấp nước vào ao qua lưới lọc.
Mật độ thả nuôi cá chạch lấu trong ao đất cần duy trì 2 – 5 con/mét vuông; là hợp lý nhất. Nếu nuôi với mật độ từ 10 con trở lên / 1 m2; cần có máy sục khí hoặc quạt nước để tăng cường oxy cho cá.
Bà con lưu ý: Cần theo dõi ao nuôi hàng ngày và đánh giá chất lượng nước; đảm bảo môi trường nuôi lý tưởng nhất cho cá sinh trưởng và phát triển. Màu nước đẹp nhất để nuôi cá chạch; cần có màu xanh nõn chuối với các chỉ tiêu như sau: pH từ 6,5 -8,5; độ trong từ 30 -40cm; độ oxy hòa tan > 5mg/l.
Mô hình nuôi cá chạch lấu trong bể xi măng
Bà con tính toán số lượng chạch lấu muốn thả nuôi để tính toán và xây bể to hoặc nhỏ; mật độ thả từ 5 – 10 con/mét vuông. Nếu thả dày quá sẽ khiến chúng cạnh trạnh thức ăn; không gian sống và có thể gây ra thương tích. Khi thiết kế bể, cần bố trí các ống cấp nước và thoát nước dưới đáy bể để công tác tháo rửa, thay nước diễn ra thuận tiện nhất. Trên bể xi măng bố trí các mái che tạo nơi râm mát cho chạch. Nếu cần thiết có thể thả thêm bèo làm nơi trú ẩn.
Trước khi thả cá giống, cần cọ bể thật sạch, sát khuẩn bằng muối hoặc thuốc tím; có thể còn ngâm phèn chua trong 1 tuần để loại bỏ hết các vụn và mùi xi măng. Sau đó rửa sạch, cọ lại và ngâm nước vài ngày trước khi cho nước vào bể để nuôi cá. Nước nuôi cá cần gây màu bằng phân xanh hoặc phân chuồng; đã ủ hoai mục từ 3 -4 ngày trước khi thả cá giống. Màu nước chuyển sang màu nõn chuối là đạt yêu cầu.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này. Tìm hiểu thêm nhiều thông tin về Mô hình trại thuỷ sản tại đây.