Những năm gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ đi kèm cùng với mức sống ngày càng cao của người dân, thì nhu cầu thưởng thức các món ăn ngon ngày càng được ưa chuộng. Ngỗng là thực phẩm thịt thơm ngon bổ dưỡng, có giá trị dinh dưỡng cao đồng thời luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, loài vật này đang được các hộ đầu tư chăn nuôi. Để việc nuôi ngỗng tiến hành thuận lợi thì điều tiên quyết là bạn phải làm chuồng ngỗng và cần đảm bảo các yêu cầu thiết kế cơ bản. Vậy, để hiểu rõ về những yêu cầu khi thiết kế chuồng ngỗng thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Những yêu cầu cơ bản
Trong bất cứ kỹ thuật nuôi con gia cầm nào thì hầu như chuồng trại luôn là yếu tố quan trọng. Do đây là loài vật thích ánh sáng và chạy nhảy nên bạn nên xay chuồng theo kiểu quây mở.
Cụ thể, thì chuồng trại cần thoáng đãng, có nhiều ánh sáng chiếu vào và sân đủ rộng để chúng bay nhảy. Xung quanh ban quây thép gai để tránh chúng nhảy ra ngoài.
Căn cứ vào từng hình thức nuôi để thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp. Ðối với phương thức chăn nuôi truyền thống trong nông hộ mang tính chất nhỏ lẻ, tự cung, tự cấp cần phải nuôi nhốt lại và làm chuồng nuôi độc lập với nhà ở.
Ðối với chăn nuôi gia trại, trang trại theo hình thức bán công nghiệp và công nghiệp với quy mô vừa và lớn, cần phải xây dựng chuồng trại biệt lập với khu dân cư, cách xa khu đô thị, đường giao thông, khu công nghiệp, trường học, bệnh viện. Khu chăn nuôi phải có tường rào bao quanh, nên quy hoạch có vành đai an toàn, không nuôi chung giữa các loại gia súc và gia cầm. Xây dựng chuồng trại phải phù hợp cho từng giai đoạn của ngỗng: chuồng nuôi ngỗng con, chuồng nuôi ngỗng hậu bị, chuồng nuôi ngỗng sinh sản.
Chuồng trại cho ngỗng phải đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, chuồng không bị mưa hắt, nắng không chiếu vào ổ đẻ. Có thể làm bằng lưới, tre, nứa, lá hoặc làm chuồng sàn trên ao hồ, trên bè (phải quây gọn).
Làm chuồng tách biệt với nhà ở và khu dân cư; đảm bảo cao ráo, sạch sẽ; có hố sát trùng, hệ thống thoát nước và hố ga để xử lý nước thải. Có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
Diện tích xây dựng chuồng ngỗng
Diện tích chuồng nuôi căn cứ vào mật độ để xác định nhu cầu làm chuồng nuôi cho phù hợp.
Bảng: Mật độ từng giai đoạn
Giai đoạn |
Nhốt trong chuồng
(con/m2) |
Chuồng có sân chơi (con/m2) | Chuồng + Vườn cây (con/m2) | Chuồng +Nhốt trên ao
(con/m2) |
0 – 2 tuần | 10 -15 | 10 – 15 | 10 – 15 | 10 – 15 |
2 – 4 tuần | 5 – 6 | 6 – 8 | 6 – 8 | 6 – 8 |
5 – 8 tuần | 3 – 4 | 5 – 6 | 5 – 6 | 5 – 6 |
Hậu bị | 3 | 3 – 4 | 3 – 4 | 3 – 4 |
Sinh sản | 1 – 2 | 2 – 3 | 2 – 3 | 2 – 3 |
Nền chuồng ngỗng được xây dựng như thế nào?
Nền chuồng có thể lát gạch, láng xi măng, không được lát gạch hoa và đánh bóng, có thể làm nền bằng cát.
Sử dụng chất độn chuồng là trấu, phôi bào hoặc rơm rạ băm nhỏ nhưng không bị hôi mốc. Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên, ủ một ngày, sau đó rải đều cho bay hơi hết mới đưa vào chuồng. Thường xuyên bổ sung thêm độn chuồng làm cho độn chuồng khô, chuồng ngỗng sinh sản độn chuồng dày 10 – 15 cm. Các ô chuồng không nên làm quá rộng, ngăn thành ô tối đa 200 con ngỗng.
Diện tích sân chơi cho ngỗng
Diện tích sân chơi yêu cầu gấp 2 – 3 lần diện tích trong chuồng. Trường hợp nuôi khô hoàn toàn không có diện tích chăn thả thì sân chơi phải gấp 3 lần diện tích trong chuồng. Dọc sân chơi nên có cây bóng mát để chắn gió và che nắng. Nếu ngỗng nuôi trên khô thì song song với chuồng là máng uống nước có tấm ngăn tránh ngỗng vào bơi. Nếu sử dụng mương bơi phải thường xuyên thay nước. Sân chơi bằng phẳng, không đọng nước. Có thể lát gạch hoặc bê tông.
Ðối với nuôi thả trên vườn cây, nuôi trên ao phải quây ngỗng cho cố định không nên thả rông. Nuôi ngỗng nên có bãi cỏ hoặc là trồng rau xanh cung cấp cho ngỗng.
Các thiết bị khác trong chuồng ngỗng
Chuẩn bị đầy đủ máng ăn máng uống cho ngỗng: Giai đoạn ngỗng con, có thể dùng máng tôn hoặc mẹt tre hoặc tấm nilon cho ngỗng ăn. Tốt nhất nên sử dụng máng ăn, máng uống bằng xây gạch và bê tông; máng uống phải để hoặc xây ở ngoài sân chơi tránh ướt chuồng nuôi.
Chuẩn bị việc thắp sáng và sưởi ấm cho ngỗng giai đoạn nhỏ như bóng điện; chụp sưởi những nơi không có điện phải sử dụng đèn dầu hoặc bếp than… Lưu ý, nếu muốn sử dụng than hoặc trấu để sưởi cho ngỗng thì phải thiết kế lối thoát cho khói, tránh ngỗng con bị ngạt bởi thiếu ôxy và ngộ độc khí than.
Máng ăn, máng uống, lò sưởi, cót quây ngỗng… phải được rửa sạch sau đó sát trùng trước khi nhập ngỗng về. Ðến giai đoạn sinh sản phải chuẩn bị ổ đẻ cho ngỗng, ổ cho ngỗng đẻ có thể làm bằng gỗ kích thước 45 x 45 x 45 cm, hoặc làm bằng những sảo tre lót rơm rạ hoặc quấn tròn bằng rơm.
Kỹ thuật làm chuồng nuôi ngỗng không phải quá khó. Bạn chỉ cần đảm bảo những yếu tố mà chúng tôi nêu ở bài viết trên là được. Chúc các bạn thành công với cách nuôi loại động vật này!