Gà bị nấm họng là một bệnh khá phổ biến ở tất cả các loại gà, vì thế cũng có thể xảy ra với gà chọi. Nếu kéo dài bệnh lâu ngày, gà sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nguyên nhân dẫn đến bệnh này cũng xuất phát từ cách chăm sóc không đúng của chúng ta. Những triệu chứng để lại của gà bị nấm họng là vô cùng nguy hiểm. Hãy tham khảo ngay bài viết của chúng tôi để có cách chữa trị đơn giản khi gà bị nấm họng và cách phòng ngừa hiệu quả căn bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh nấm họng cho gà chọi
Một người có kinh nghiệm trong nuôi gà, đã tham gia các cuộc thi đá gà ở Campuchia, tôi đã am hiểu về các chiến kê, với hiểu biết ít ỏi của mình, tôi muốn chia sẽ đến các bạn trong trang của chúng tôi. Xin chia sẻ với anh em cách chữa bệnh Nấm họng ở gà rất hiệu quả của bản thân và kết hợp thêm của 1 số anh em. Chỉ sau 2-3 ngày là khỏi, gà khỏe mạnh lại bình thường, sau 1 tuần lại xổ gà lại được liền, không hại gà.
Bệnh nấm họng ở gà do men Candida albicans gây ra và làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hệ hô hấp nhiễm trùng da và làm giảm hệ miễn dịch trên cơ thể gà. Con đường lây lan của bệnh thường đến từ:
– Dụng cụ máng ăn, uống bị nhiễm bẩn
– Thức ăn không đạt chất lượng vệ sinh và có thể bị nhiễm nấm
– Thuốc kháng sinh được trộn trong thức ăn hoặc nước uống sử dụng trong thời gian dài không được thay, tạo điều kiện cho nấm phát triển trong đường tiêu hóa khi gà uống phải.
Triệu chứng của bệnh nấm họng
Triệu chứng của bệnh nấm họng gà chọi được biểu hiện rõ nhất tại các bộ phân như miệng, thực quản, diều, dạ dày tuyến, ruột…
– Miệng, thực quản: Gà bệnh bị nhiễm trùng miềng, hơi thở hôi, vùng miệng xuất hiện lớp mảng bám màu trắng. Thực quản của gà bị loét
– Diều: Bên trong diều có lớp mảng bám hoặc các nốt mụn màu trắng. Diều chứa nhiều dịch nhày, hôi, chua
– Dạ dày tuyến: sưng hoặc bị xuất huyết ở vùng niêm mạc
– Ruột: Vùng ruột non của gà bệnh thường bị viêm chứa nhiều dịch nhầy. Đồng thời thể trạng bên ngoài của gà ủ rũ, kém ăn, trọng lượng giảm, chậm lớn
Hướng dẫn trị gà bị nấm họng hiệu quả nhất
– Lấy nhíp nhổ bớt nấm bên trong ra.
– Đun lá trầu không, thêm vài giọt muối, để ấm, đổ vào miệng gà rồi vỗ như vỗ đờm, làm đi làm lại 2 lần, mỗi lần vỗ thò ngón tay vào họng ngoắng sạch.
– Xong đổ lần cuối cho nó uống xúc miệng.
– Buổi tối, sau khi ăn uống xong, lấy Xanhtylen dùng lông gà khoắng khắp họng gà (Kết hợp tán thuốc Teta thành bột mịn, thổi vào họng và lỗ mũi gà ).
– Cất cóng nước đi sáng ngủ dậy mới lại cho gà uống.
– Kèm thêm uống thuốc bổ ( thuốc pharmaton ).
– Kết hợp bồi dưỡng gà.
– Chúc anh em thành công.
Cách phòng ngừa gà bị nấm họng
Thường xuyên vệ sinh máng ăn, máng uống tránh làm thức ăn rơi vãi khiến bệnh nấm họng ở gà chọi dễ xuất hiện hoặc tái phát sau quá trình điều trị
- Khử trùng, dọn dẹp chuồng trại theo định kỳ
- Phun hoặc rắc Fungicid vào nền chuồng hàng tuần theo tỉ lệ 20g/1m2 / 1 lần
- Định kỳ 20 ngày cho gà uống Đồng Sunfat 1 lần với liều 1g/10 lít. Chỉ cho uống trong 2 giờ, nếu thừa thì đổ đi.