Hiện nay, nền kinh tế của nước ta đã có sự phát triển rõ ràng kể cả ở nông nghiệp và công nghiệp. Việc chăn nuôi không còn chỉ thực hiện theo lối cổ điển nữa, mà các kỹ thuật ngày một tiên tiến từ con giống, các máy móc hỗ trợ đến việc cung cấp dinh dưỡng. Việc chăn nuôi gà thịt ngày càng được phát triển mạnh, nhất là ở những trang trại lớn lên đến hàng ngàn hàng vạn con. Tuy nhiên để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất, chủ nuôi vẫn cần chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng chăn nuôi gà. Úm gà là một quá trình gian nan và cần rất nhiều thời gian, công sức của bà con. Dưới đây là những điều cần lưu ý về chuồng trại khi úm gà, bà con lưu ý nhé!
Vị trí chuồng nuôi
Các bạn sẽ cần phải làm chuồng ở nơi có vị trí phù hợp với mô hình chăn nuôi. Nơi làm chuồng phải thoáng mát và khô ráo, phân chia thành những khu vực đặt lồng úm, khu chăn nuôi hậu bị và cả khu vực phụ trợ nữa. Xung quanh chuồng nuôi nên có lưới thép hoặc hàng rào quây kín lại, hàng rào có khả năng ngăn cách với bên ngoài và độ cao nhất định.
Khu vực để nuôi, úm gà phải thuận tiện để mắc hệ thống nước, điện sử dụng. Nên của chuồng tốt nhất là lát gạch tàu hoặc xi măng. Nếu là nền đất thì cần nén và nện chặt. Mái của chuồng phải có mức độ cách nhiệt tốt, có thể dùng lá dừa hoặc lá cọ tuy nhiên đảm bảo được sự chắc chắn và thoáng mát ở trong chuồng.
Công tác chuẩn bị chuồng nuôi
Việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu một lứa gà mới là rất quan trọng tuy nhiên ở công đoạn này chúng ta thường chú trọng tới chuồng úm hay khu vực úm nhiều hơn.
Để làm tốt công đoạn này ta cần chú ý những vấn đề sau:
– Có thời gian để trống chuồng nuôi 15 -20 ngày.
– Sau khi bán gà ta cần xử lý vệ sinh ngay (thường gọi sát trùng lần 1)
Làm sạch theo quy trình vật lý
Sau khi loại bỏ hoàn toàn chất chứa, chất độn chuồng ra khỏi khu vực chăn nuôi gà. Đưa toàn bộ dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống, quần áo, dày . . . ) đi vệ sinh, tiêu độc để chuẩn bị lứa gà mới. Làm sạch cơ học bằng cách sử dụng chổi quét kết hợp với phun nước áp suất cao để rửa sạch nền, tường, trần của chuồng nuôi.
Chú ý:
- Không làm ảnh hưởng tới hệ thống đường điện.
- Đối với chuồng kín cần xử lý luôn những vấn đề của chuồng như chuột cắn giàn mát, hệ thống máng uống, máng ăn tự động, xử lý cả khu vực kho.
- Đối với chuồng hở cần xử lý cả khu vực chăn thả gà.
Làm sạch theo quy trình hóa học
Sử dụng các chất sát trùng có tính base như vôi, vôi bột rắc vào tất cả các khu vực chăn nuôi gà đặc biệt là lối ra vào.
- Sau đó 1 – 2 ngày phun các chất có tính acid như iodine vào tất cả khu vực chăn nuôi.
- Đối với chuồng kín cần có thêm một bước nữa đó là sử dụng than tổ ong để xông chuồng nuôi.
Chọn kiểu chuồng úm phù hợp
Tùy vào điều kiện chăn nuôi gà mà ta có thể lựa chọn các kiểu chuồng nuôi phù hợp sau đây. Chuồng úm đối với nuôi gà thả vườn và gà trắng công nghiệp quy mô nhỏ ta cần sử dụng kiểu chuồng úm cổ điển. Sử dụng quay cót đèn úm thông thường. Tùy điều kiện, quy mô và kỹ thuật mà ta có thể lựa chọn số lượng quây úm phù hợp.
Một số thông số kỹ thuật:
– 1m2 nuôi được từ 35 – 55 con với mùa nóng, 40 – 65 với mùa lạnh.
– 1m2 quây úm cần 3,5 m cót (công thức tính S= C^2/4π)
– S: diện tích
– C: chu vi.
– Π: 3,14.
– Úm 1000 gà diện tích 20 – 22m2 cần 16 – 18m cót.
– Ngoài ra cần chuẩn bị dụng cụ như bài kỹ thuật úm gà đã trình bày.
Úm gà trắng công nghiệp
Ta có thể sử dụng kiểu úm bằng bạt. Nhiệt úm sử dụng bằng lò than.
Đối với kiểu úm này ta cần chú ý một số vấn đề sau:
– Luôn luôn giữ chuồng nuôi thông thoáng, cần loại bỏ hoàn toàn khí than ra khỏi chuồng nuôi.
– Điều chỉnh bạt sao cho nhiệt vừa đủ mà lại giữ được tốc độ gió trong chồng nuôi.
– Cần điều chỉnh bạt sao cho phù hợp với mật độ nuôi.
Đối với những vùng chuyên nuôi gột gà có thể áp dụng kểu chuồng úm mới đang được áp dụng rộng dãi ở Bắc Giang
Xây dựng một nhà úm chuyên dụng. Có diện tích tùy thuộc và quy mô và điều kiện chăn nuôi. Thông thường làm từ 28 -30 m2 (4,5 x 6,5).
Phần quan trọng của hệ chuồng úm kiểu này là có hệ thống nhiệt bên dưới nền chuồng.
– Sau khi đã xây dựng chuồng úm như bình thường (chưa làm nền chuồng) ta tiến hành đào hệ thống dẫn nhiệt như hình dưới đây.
Hệ thống dẫn nhiệt
Phần hệ thống dẫn nhiệt có thể lựa chọn kiểu 3 đường dẫn hoặc 5 đường dẫn tùy thuộc vào diện tích chuồng nuôi để đảm bảo nhiêt có thể tản đều ra các vị trí của chuồng và hệ thống này cần làm dốc về phía bầu bếp để không khi có thể dễ dàng thoát ra ngoài.
Ưu nhược điểm của ống dẫn nhiệt
– Phần bầu bếp thiết kế sao cho thuận tiện cho việc đun các phụ phẩn nông nghiệp như củi, mùn cưa, trấu, cây ngô, . . . thường xây bầu bếp cao 1,5m chiều ngang 0.5m.
– Phần ống khói cần cao hơn mái chuồng để đảm bảo khói không được hút trở lại chuồng.
Ưu điểm:
– Đảm bảo nhiệt luôn ổn định kể cả những vùng sâu vùng xa điện lưới chưa được ổn định.
– Ít phụ thuộc vào điện, nhiệt được tỏa đều chuồng.
– Giảm chi phí sản xuất.
– Hạn chế được nhiều dịch bệnh, giảm khí thải trong chuồng nuôi.
– Thuận tiện cho chăm sóc nuôi úm.
Nhược điểm:
– Chuồng úm trên không thể áp dụng cho chăn nuôi gà với quy mô lớn hàng vạn con.
– Như vậy việc chuẩn bị chuồng nuôi để bắt đầu một lứa gà mới. Việc lựa chọn ba kiểu chuồng úm trên sao cho phù hợp với điều kiện chăn nuôi, để có được hiệu quả kinh tế cao.
Chú ý khi úm
Gà con mới nở đi lại rất yếu và khó khăn nên thường được cho ăn vào khay vuông hoặc mẹt kích thước 50 x 50 cm cho 100 con gà, chiều cao thành khay 2 – 3 cm là tốt nhất, để gà dễ leo vào leo ra và trấu ít rơi vãi vào.
Nếu úm với số lượng nhiều nên chia làm các ô úm đảm bảo mỗi ô không nên quá 500 con để tiện chăm sóc quản lý, tăng độ đồng đều của gà.
Thực hiện tốt quy trình phòng bệnh bằng vacxin:
Ví dụ đối với gà nuôi thương phẩm: nên tiêm phòng bệnh Newcaste, cúm gia cầm, Gumboro,… theo hướng dẫn của cán bộ thú y.
Sử dụng một số kháng sinh để phòng bệnh đường tiêu hóa cho gà, khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc thay đổi môi trường nuôi, chuyển thức ăn khác,…