Đối với việc nuôi tôm thì căn bệnh viêm đường ruột là bệnh khá phổ biến trong quá trình chăn nuôi. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm và nếu không chữa trị kịp thời thì nó có thể gây hại cho đàn tôm của bạn.Hơn thế nữa là làm giảm năng suất gây ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của vụ nuôi. Chính vì vậy mà bà con chăn nuôi cần phải tìm hiểu kỹ càng nguyên nhân gây ra và cách phòng ngừa căn bệnh này. Tất cả sẽ được cung cấp trong bài viết ngày hôm nay của chúng tôi
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh cho tôm, trong đó phổ biến nhất là. Do chất lượng thức ăn của tôm không đảm bảo, thực phẩm bị ôi thiêu, bị mốc,… Hình thành nhiều độc tố. Khi cho tôm ăn, các độc tố này sẽ gây viêm nhiễm khiến tôm nuôi bị bệnh.
Thứ hai, bên cạnh chất lượng thức ăn thì một yếu tố khác đó là tảo độc. Tảo là một mắt xích không thể thiếu trong ao nuôi tôm. Song, bên cạnh những loài tảo có lợi thì lại có một số loài tảo. Có khả năng tiết ra enzyme khiến lớp biểu mô ruột bị tê liệt làm ruột tôm không hấp thụ được thức ăn. Đơn cử là tảo lam (tảo xanh). Loài tảo độc này là nguyên nhân khiến tôm bị bệnh phân trắng hoặc phân đứt khúc do tôm không thể tiêu hóa được. Do vậy, nhiều bà con thường xử lý tảo lam. Bằng cách bón các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản để kìm hãm và cạnh tranh loại bỏ tảo lam khỏi ao nuôi.
Thứ ba, một yếu tố khác gây bệnh cho tôm chính là vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột. Nếu như vi khuẩn Vibrio là nguyên nhân chính gây ra bệnh phân trắng trên tôm thì các loại ký sinh trùng bám trên thành ruột cũng khiến tôm bị bệnh đường ruột.
Dấu hiệu nhận biết
Khi tôm bệnh, bà con dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát và kiểm tra tôm như sau:
- Khi quan sát tôm sẽ thấy có dấu hiệu bỏ ăn hoặc giảm ăn rõ rệt dẫn đến tôm chậm lớn. Đường ruột của tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc bên trong đường ruột không có thức ăn. Khi lắc nhẹ thân tôm thấy phân không nằm im cố định mà “lắc lư” theo chuyển động.
- Khi quan sát nhá tôm sẽ thấy phân tôm không suông, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác thường và dễ phân rã.
- Tôm giảm ăn rõ rệt. Tôm ít ăn chậm lớn.
- Đường ruột tôm bị đứt thành từng đoạn hoặc không có thức ăn trong đường ruột.
- Thức ăn trong đường ruột không cố định chuyển động khi lắc nhẹ thân tôm.
- Khi kiểm tra nhá, phân tôm không suông dễ rã, ngắn, màu sắc nhợt nhạt khác thuống với màu phân bình thường (thường kiểm tra sau bỏ nhá 15-20 phút).
Cách trị bệnh viêm đường ruột trên tôm
Phát hiện sớm lúc mới bị nhẹ (dấu hiệu mờ khúc ruột cuối, chưa đứt khúc, tôm chưa rớt đáy):
- Trộn 25g/25ml vôi tôi Ca(OH)2 nguyên chất cho 1 kg thức ăn 5-7 ngày.
- Trộn 10-15g tỏi xay ngâm 1 giờ lấy nước cho 1 kg thức ăn 5-7 ngày.
- Cử sáng trộn vôi, cử trưa trộn tỏi, cử chiều trộn vôi.
Phát hiện trễ khi đường ruột đã bị đứt khúc phần cuối và tôm đã rớt. Thì một số bà con đã phải dùng thuốc đặc trị. Lưu ý thuốc này thuộc danh mục cấm nên nếu buộc phải dùng thì chỉ điều trị 3 ngày. Và phải ngưng trước 25 ngày thu hoạch (chỉ điều trị bằng Metronidazol khi tôm còn nhỏ, nếu tôm lớn thì cần thu hoạch bán, không được dùng thuốc này):
- Metronidazol 8 viên (250mg) cho 1 kg thức ăn nếu chỉ cho lượng ăn 30-40% so với bình thường.
- Metronidazol 4 viên (250mg) cho 1 kg thức ăn nếu cho lượng ăn 50-60% so với bình thường.
Bà con nuôi tôm cần quan sát hàng ngày để phát hiện sớm nhằm điều trị bằng tỏi và vôi sẽ an toàn hơn cho đàn tôm của mình vì việc xử lý bằng. Metronidazol là không bền vững cho trại nuôi về lâu dài cũng như không an toàn thực phẩm. Hy vọng bài viết này sẽ bổ sung thêm kiến thức phòng trị bệnh cho tôm nuôi. Chúc bà con vụ mùa bội thu!