Bệnh thối đuôi ở cá tra giống hay còn được gọi là bệnh “columnaris” thường xảy ra trong quá trình chăn nuôi. Nguyên nhân chính gây bệnh là do tác nhân Flavobacterium columnare, gây lở loét, mất nhớt. Trên cá tra thì bệnh thường xảy ra giai đoạn cá từ bột lên giống, dễ gây thiệt hại lớn. Chính vì thế mà bà con cần phải tìm hiểu kỹ về căn bệnh này và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Vì vậy hôm nay crlww.com sẽ chia sẻ cho bà con những thông tin cần biết về bệnh thối đuôi ở cá tra giống
Nguyên nhân gây bệnh
Nhóm vi khuẩn Flavobacterium columnare là tác nhân chính gây bệnh. Thuộc họ Flexibacteraceae, bộ Sphingobacteriales, lớp Sphingobacteria, ngành Bacteroideles. Vi khuẩn hình que (dạng sợi) mềm mại. Trong các mẫu mô nhiễm bệnh thấy rõ nhiều vi khuẩn dạng sợi mảnh dẻ. Trong cá mẫu mô nhiễm bệnh thấy rõ nhiều vi khuẩn chuyển động lướt nhẹ nhàng. Và tập hợp thành một trụ hình khối nên có tên gọi là bệnh hình sợi. Các khối trụ cũng chuyển động uốn cong. Vi khuẩn Gram âm, dạng hình que dài mảnh dẻ (dạng sợi mảnh) kích thước 0,3-0,5 x 3-8 mm. Ngoài ra nấm, trùng bánh xe cũng được tìm thấy trên cá bệnh.
Triệu chứng bệnh lý
Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện các đốm trắng trên thân, đầu, vây, mang, đuôi. Các đốm lan rộng thành các vết loét, xung quanh màu đỏ. Ở phần giữa màu vàng hoặc xám, da cá có thể bị lột ra vết loét lan rộng. Các mép vây biến màu sau lan dần tới gốc vây, các vây hoại tử cụt dần. Trên mang xuất hiện các vết loét, tơ mang bị phá huỷ làm cá ngạt thở. Bệnh không gây thương tích lớn trong các cơ quan nội tạng. Bệnh thường xảy ra khi cá nhốt với mật độ dày, môi trường nghèo dinh dưỡng.
Cá bơi không định hướng, tuột nhớt, trên da, cuống đuôi có nhiều đốm trắng, hoại tử. Trường hợp nặng cá bị lở loét, mòn cụt đuôi và ăn sâu vào cơ thịt. Giai đoạn bùng phát phổ biến ở cá tra giống là 15-25 ngày tuổi vào mùa lạnh, khi bị stress, xây xát tổn thương do vận chuyển, chặt lồng hoặc kí sinh trùng và do môi trường ô nhiễm, pH thay đổi.
Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh phân bố rộng khắp nơi trên thế giới. Nhiều loài cá nước ngọt đã nhiễm bệnh vi khuẩn dạng sợi. Cá nheo Siluris glanis; cá trê vàng Clarias macrocephalus chết 90% cá giống trong ao nuôi trong vòng 24 giờ. Nước ngọt, bệnh thường xuất hiện gây cá chết ở nhiệt độ 20-350C. Dưới 150C ít khi xuất hiện bệnh. Việt Nam, ương cá tra giống, nuôi cá lồng/bè nhiều. Một số lồng nuôi Cá Tra, Cá Ba sa mật độ dày vào mùa xuân và mùa thu có thể xuất hiện bệnh hình sợi. Vi khuẩn dạng sợi gây bệnh ở nhiều loài động vật thuỷ sản nước ngọt khác
Phương pháp phòng tránh
Do bệnh thối đuôi phát triển rất nhanh và gây hao hụt rất lớn nên cần xử lý phòng bệnh định kỳ theo quy trình sau. Lưu ý: Sau đó 7 đến 10 ngày sau lặp lại quy trình như vậy để phòng bệnh tốt hơn. Trong thời gian cá từ ngày 10-30 không nên cấp nước mới. Mùa mưa nên thường xuyên đi vôi bờ ao.
Biện pháp xử lý bệnh
Bệnh thối đuôi là bệnh cấp tính với tỷ lệ chết 70-100% do đó nếu phát hiện cần xử lý ngay tức thời để giảm thiệt hại. Lưu ý: Ưu tiên tạt bộ 3 sản phẩm: DE AGA, PRONAZOL và VB-COLIS khi phát hiện cá bệnh. Cho cá ăn 100g VB-RIDO_super với liều như sau: Thức ăn bột 5-7 kg thức ăn. Thức ăn viên 7-10 kg thức ăn. Trong thời gian điều trị không cấp nước mới vào ao.