Tôm sú là một trong những loại thủy hải sản được nhiều người yêu thích và lựa chọn cho bữa ăn của mình bởi vì độ tươi ngon cũng như lượng dinh dưỡng lớn mà nó mang lại. Chính vì thế mà chăn nuôi tôm sú cũng rất được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Dù là chăn nuôi tôm hay bất kỳ loại thủy hải sản nào thì bà con cũng cần phải quan tâm về những bệnh mà chúng có thể gặp phải. Do đó hôm nay crlww.com sẽ chia sẻ cho bà con những thông tin hữu ích về bệnh đầu vàng trên tôm sú
Nguyên nhân gây bệnh đầu vàng trên tôm sú
Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn. Hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus. Tác nhân gây bệnh (YHCV): Virus hình que, cấu trúc di truyền là RNA, gồm có:
- Yellow head virus (YHV): Tôm biến màu vàng nhạt ở phần carapace và mang.
- Gill- Associated Virus (GAV): tôm bị biến đỏ ở đuôi, phần đầu ngực và mang biến màu từ hồng đến vàng
- Lymphoid Organ Virus (LOV): hiện diện trong tế bào máu của tôm
Tác nhân gây bệnh đầu vàng tôm sú là virus hình que kích thước 44±6×173±13nm. Nhân của virus có đường kính gần bằng 15 nm. Chiều dài có thể tới 800 nm. Cấu trúc acid nhân là ARN có đặc điểm gần giống họ Rhabdoviridae. Hoặc nhóm virus dạng sợi của họ Paramyxoviridae. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy virus bệnh đầu vàng gần giống họ Coronaviridae (theo V. Alday de Graindorge & T.W. Flegel, 1999).
Phân bố và lan truyền bệnh
- Bệnh bộc phát trên tôm nuôi từ 30 ngày tuổi trở lên
- Chỉ nhiễm giới hạn trên các loài tôm He
Bệnh đầu vàng lây truyền theo đường nằm ngang. Virus từ tôm nhiễm bệnh bài tiết ra môi trường hoặc một số tôm tự nhiên. Cũng nhiễm bệnh đầu vàng sẽ lây truyền cho các tôm trong ao nuôi. Có thể một số loài chim nước đã ăn tôm bị bệnh đầu vùng từ ao khác. Và bay đến ao nuôi đã mang theo các mẩu thừa rơi vào ao nuôi.
Những dấu hiệu thường thấy khi tôm mắc bệnh
- Tôm bị bệnh thì ăn thức ăn tăng lên đột biến trong một vài ngày, sau đó một số lớn tôm trong ao ngưng ăn
- Ngày thứ nhất, một số con lờ đờ hôn mê bơi lên tầng mặt gần bờ ao. Tôm có phần đầu ngực màu vàng.
- Ngày thứ hai số tôm bị bệnh tăng lên. Những ngày tiếp theo số lượng tôm chết tăng lên. Và tỉ lệ chết có thể tăng đến 100% sau từ 7-10 ngày.
- Tôm hôn mê có màu sắc nhợt nhạt, giáp đầu ngực phồng lên và có màu vàng. Mang tôm bệnh có màu trắng, vàng nhạt hay nâu gan có màu vàng nhợt.
Phương pháp phòng và trị bệnh đầu vàng trên tôm sú
Hiện nay, bệnh đầu vàng trên tôm sú chưa có thuốc đặc trị, do đó “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Cách hạn chế thiệt hại do bệnh hiệu quả nhất chính là phòng bệnh. Để phòng bệnh đầu vàng trên tôm sú, bà con nên áp dụng theo phương pháp phòng bệnh tổng hợp:
- Chọn con giống chất lượng, khỏe mạnh, không nhiễm bệnh. Tuyệt đối không chọn mua tôm giống ở những cơ sở cung cấp thiếu uy tín.
- Chuẩn bị ao nuôi thật tốt, diệt các loài giáp xác mang mầm bệnh trong ao nuôi, rào lưới,… Nạo vét vùng đáy ao và bón vôi, sau đó phơi ao từ 5 – 7 ngày rồi cấp nước vào ao. Trong suốt vụ nuôi, cần bổ sung các chế phẩm vi sinh xử lý nước ao nuôi tôm để kiểm soát mầm bệnh.
- Thường xuyên theo dõi sự phát triển của tôm. Nếu thấy xuất hiện dấu hiệu bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay. Nếu thấy tôm còn quá nhỏ thì cần xử lý nước ao nuôi tôm trước khi tháo bỏ.
Bên cạnh đó, tránh vận chuyển tôm từ nơi có bệnh đến nơi chưa phát bệnh. Điều này nhằm mục đích là để hạn chế sự lây lan thành dịch bệnh. Đối với những con tôm bệnh được vớt khỏi ao, cách tốt nhất là tiêu hủy. Nước từ ao tôm bệnh không được thải ra ngoài môi trường. Mà phải được xử lý bằng vôi nung hoặc clorua vôi trước.