Ngày nay, tôm được xem là một loại thủy sản rất được người dân ưa thích và lựa chọn trong bữa ăn của gia đình mình. Tuy nhiên, dịch bệnh thì không thể bỏ trừa loài nào. Và bệnh còi trên tôm luôn là vấn đề gây nhiều trăn trở cho bà con nuôi tôm. Tôm chậm lớn, còi cọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đôi khi có thể là do việc thiếu dinh dưỡng hay khoáng chất khiến tôm chậm lớn. Một nguyên nhân nữa khiến bà con nuôi tôm lo ngại nhất lđó là do tôm bị nhiễm virus gây bệnh còi trên tôm.
Tác nhân gây ra bệnh còi ở tôm
Do Penaeus monodon baculovirus. Loài nhiễm bệnh: Chủ yếu gây bệnh trên P.Monodon và P.merguiensis. Nhiễm trên tôm thẻ chân trắng nhưng không thể hiện dấu hiệu bệnh. Bệnh xuất hiện ở giai đoạn mysis, tôm giống, tôm ấu niên và cả tôm trưởng thành. MBV ký sinh trên tế bào biểu mô gan tụy hình ống. Và tế bào ruột giữa, tạo một hoặc nhiều thể ẩn bên trong tế bào nhiễm.
Bệnh chỉ lan truyền theo chiều ngang do bố mẹ mang bệnh đi phân có mầm bệnh vào nước. Và lây cho ấu trùng hoặc do tôm khỏe ăn tôm nhiễm MBV. Tiếp xúc với phân tôm chứa mầm bệnh, tiếp xúc với mầm bệnh trong nước hoặc dưới đáy ao đất.
Tác hại của MBV
Phá hủy mô gan tụy và màng ống tiêu hóa. Vào giai đoạn đầu sau khi tế bào vật chủ nhiễm MBV nhân tế bào vẫn bình thường. Chỉ có biến đổi nhỏ ở tế bào chất. Sau đó nhân tế bào sưng lên, xuất hiện thể ẩn trong nhân. Tế bào chất mất dần chức năng và hình thành giọt mỡ. Cuối cùng, nhân tế bào bệnh tăng lên gấp 2 lần đường kính bình thường. Và tăng 6 lần thể tích, bên trong nhân có một đến nhiều thể ẩn. Mức độ nhiễm bệnh ở tôm hoang khoảng 1% trong khi ở tôm nuôi từ 20-100%. Chủ yếu gây chết ở giai đoạn ấu trùng Zoea, mysis và tôm giống nhỏ. Nhiễm tỉ lệ cao ở tôm nuôi ấu niên và trưởng thành nhưng rất ít gây chết.
MBV nhiễm năng trên tôm sẽ gây chậm lớn nên thường gọi bệnh MBV là bệnh còi. Thông thường bệnh còi trên tôm xuất hiện khá sớm trong giai đoạn đầu của nuôi tôm. Tôm mắc bệnh sẽ có xu hướng chậm chạp, bơi ít, đường ruột của tôm dần chuyển qua màu trắng. Đối với tôm ương trong ao có mật độ cao, khi mắc bệnh tôm có màu sẫm, mang đỏ hay đen, gan tụy teo lại có màu vàng và rất tanh,… tôm có nguy cơ chết từ 70-100% trong từ 3-7 ngày. Như đã nói ở trên, có nhiều nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, nhưng chủ yếu tôm bị còi do nhiễm virus MBV và HPV.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh còi ở tôm
Hiện nay, việc chữa trị bệnh tôm còi trên tôm sú do virus gây bệnh chưa có thuốc đặc trị, việc chữa trị phần lớn dựa vào các triệu chứng để kéo dài thời gian mà thôi. Nhằm giúp bà con phòng và kịp thời đối phó khi tôm bệnh, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp xử lý và phòng bệnh tôm còi như sau:
– Thứ nhất, đường lây nhiễm bệnh chủ yếu là từ nguồn giống, chất lượng môi trường nước ao không đảm bảo. Do vậy, trước tiên là bà con cần chọn giống khỏe mạnh, không mang mầm bệnh. Luôn vệ sinh ao đảm bảo chất lượng ao nuôi ổn định, đồng thời quản lý tốt sức khỏe tôm;
– Thứ hai, dùng các chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản để phân hủy các chất thải trong ao nuôi thường xuyên, liên tục đồng thời tăng cường bổ sung các Vitamin, khoáng chất để tăng sức đề kháng và chống chịu cho tôm;
– Thứ ba, cần loại bỏ tôm bệnh trước khi chúng lây lan sang cho tôm khỏe, có thể thực hiện bằng cách dùng những bó chà nhỏ cắm quanh ao trong 1-2 tháng đầu, những con tôm nhỏ và yếu sẽ bám vào chà nên bà con có thể loại bỏ chúng dễ dàng;
– Thứ tư, sau 2 tháng nuôi, các chất cặn bã thường tập trung vào giữa ao và tôm có xu hướng tập trung ở khu vực này, do vậy, bà con có thể rải thức ăn cho tôm theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài để dẫn dụ tôm hướng ra ngoài;