Những người nuôi gà chọi chuyên nghiệp thường sợ mùa lạnh hơn rất nhiều so với mùa nóng. Thời tiết vào mùa lạnh thường có mưa phùn, thế nên làm cho độ ẩm không khí tăng cao hoặc có những hôm ngày nắng hanh khô tối trở rét rất khó chịu nên rất dễ bùng phát dịch bệnh. Và khi trời trở lạnh gà chọi cũng thường dễ mắc bệnh cũng như dễ chết hơn. Do đó mà mọi sư kê cần phải biết cách chống lạnh cho gà chọi hiệu quả để bảo vệ gà luôn khỏe mạnh. Vì vậy, chỉ cần áp dụng những tuyệt chiêu được chúng tôi chia sẻ dưới đây, chiến kê của bạn sẽ luôn khỏe mạnh và sung mãn vào mùa đông.
Chăm sóc gà chọi trong mùa lạnh
- Cho gà ăn đầy đủ khẩu phần các loại thức ăn có chất lượng tốt và ổn định, cho uống thêm B.Complex giúp cho gà khoẻ mạnh tăng sức đề kháng. Ngoài vacxin cúm gia cầm tiêm theo sự hỗ trợ của nhà nước cần tiêm phòng định kỳ, đầy đủ các loại vacxin thông thường.
- Những ngày giá lạnh cần thả gà muộn, nhốt sớm. Duy trì nhiệt độ chuồng nuôi ổn định, nhốt theo nhu cầu sinh lý ngày tuổi, tháng tuổi của gà. Giữ cho chuồng luôn khô sạch, vệ sinh chuồng trại định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng có hiệu quả dài ngày (loại thuốc có thành phần I-ot như Han Iodine 10%, khoảng 7-10 ngày phun/lần sau khi dọn chất độn chuồng.
- Cho gà ngửi khói quả bồ kết định kỳ 5-7 ngày một lần. Qua đó làm mũi gà thông thoáng, phòng hiệu quả các bệnh về đường hô hấp. Tiêu diệt virus cúm, giúp Gà khoẻ mạnh chống lại bệnh.
- Khoảng 2-3 ngày cho gà uống nước tỏi pha loãng/lần. Đập dập 2-3 củ tỏi sống, để trong không khí 15-20 phút sau đem hoà với 10-15 lít nước đem cho gà uống, bã tỏi rải quanh chuồng cho gà ngửi mùi. Các chất kháng sinh thực vật có trong tỏi tiêu diệt mạnh virus cúm gia cầm.
Những phương pháp chống lạnh cho gà chọi
Bạn hãy nhớ phải chắn gió thật kỹ khi chống lạnh cho gà chọi
Ngày thường, bạn thường để chuồng trại thông thoáng, có nhiều kẽ hở để ánh sáng dễ dàng xuyên vào nhằm tiêu diệt những mầm bệnh. Nhưng vào ngày đông, bạn cần phải che chắn chuồng trại thật kỹ lưỡng bằng tấm bạt, vải dày để tránh gió lùa vào. Đặc biệt là buổi đêm và lúc sáng sớm, bởi đây là hai thời điểm lạnh nhất trong ngày.
Sử dụng bóng đèn sợi đốt để chống lạnh cho gà chọi
Phương pháp chống lạnh được áp dụng cho nhiều đối tượng gà khác nhau. Từ gà con, gà mẹ,… cho đến gà đá và kể cả một số loại động vật khác. Nguyên nhân là do nhiệt lượng tỏa ra từ loại đèn này rất lớn nên rất thích hợp để sưởi ấm vật nuôi. Do đó, việc sử dụng loại đèn này sẽ khiến chi phí điện nhà bạn tăng thêm.
Tùy theo diện tích nuôi mà bạn có thể bố trí lượng bóng đèn tương ứng. Tốt nhất, cứ khoảng 1,5 – 2m, bạn hãy bố trí một bóng đèn để đảm bảo chống lạnh hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng đèn cả ngày mà chỉ sử dụng vào buổi đêm. Mỗi ngày, bạn hãy mở đèn lúc 6 giờ tối và tắt vào khoảng 6 – 7 giờ, lúc trời đã ấm lên.
Chống lạnh hiệu quả cho gà chọi bằng chất đốt
So với cách chống lạnh bằng bóng đèn sợi đốt, thì phương pháp này rẻ tiền và có sẵn ngay tại nhà. Tuy nhiên, tính an toàn của cách làm này không cao. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng để giữ ấm cho gà đá tạm thời mà không nên dùng lâu ngày. Người nuôi gà hãy sử dụng củi, trấu, rơm rạ,… chất thành đốt và đốt cháy. Lúc này, lửa cháy sẽ tạo ra nhiệt lượng, sức nóng để sưởi ấm cho gà. Lưu ý, bạn cần phải đặt rơm rạ, củi lửa ở cách xa gà. Qua đó để đảm bảo an toàn và tránh làm gà bị ngạt khói.
Cách làm này chỉ thích hợp với kiểu nuôi gà đá trong từng khu vực nhỏ, lồng nhỏ. Người nuôi phải canh lửa thật kỹ để tránh trường hợp lửa cháy lớn, cháy lan ảnh hưởng đến gà và chuồng trại. Vì vậy, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp chống lạnh này trong trường hợp cấp bách.
Cách chống lạnh cho gà chọi bằng rượu tỏi
Chống lạnh cho gà hiệu quả là phải biết cách chống cả ngoài lẫn trong. Do đó, rượu tỏi trở thành thức uống thay thế của gà đá vào những ngày đông. Tỏi được bóc vỏ và ngâm với rượu trong ít nhất 1 tháng. Khi cho gà uống, bạn nên pha với tỷ lệ 1:10 hoặc 1:20. Tức là 1ml rượu tỏi với 10ml hoặc 20ml nước. Tùy theo nồng độ của rượu tỏi là thấp hay cao. Ban đầu, bạn không nên cho gà uống nhiều mà chỉ nên sử dụng 1 lần/tuần để quan sát. Bởi tỏi thường có mùi hắc và rượu có vị cay nên không phải ai cũng dùng được. Nếu gà đã quen thì bạn có thể tăng tần suất sử dụng.
Lời kết
Tóm lại, cách chống lạnh cho gà đá là cả một nghệ thuật độc đáo mà nhiều sư kê luôn nghiên cứu, học hỏi. Tùy theo từng đối tượng gà đá khác nhau mà cách chống lạnh cũng khác nhau. Hy vọng rằng những hướng dẫn của crlww.com sẽ giúp bạn giữ ấm cho chiến kê hiệu quả để tham gia các trận đá gà trực tiếp cực hay.