Bệnh phó thương hàn (bệnh Salmonellosis trên gà) là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại vi khuẩn có tên Salmonella gallinarum pullorum gây ra. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, nó có tốc độ lây lan rất nhanh chóng, gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi. Bệnh phó thương hàn xuất hiện ở mọi lứa tuổi của gà, bắt đầu từ gà mới nở, cho đến gà đã vài tuần tuổi qua những con gà trưởng thành. Bệnh này xảy ra ở thể truyền nhiễm cấp tính cho gà con và thể mạn tính cho gà lớn. Cùng hiểu nguyên nhân gây bệnh, những triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và phương thức phòng trị dứt điểm căn bệnh nguy hiểm đáng lo ngại này.
Nguyên nhân ra bệnh phó thương hàn
Bệnh phó thương hàn (PTH) là nói đến nhiễm bất cứ chủng Salmonella nào, trừ chủng S. pullorum và S. gallinarum. Chủng S. typhimurium có độc lực mạnh nhất, là nguyên nhân chính gây viêm ruột và nhiễm khuẩn máu ở gà con dưới 2 tuần tuổi. PTH ở mọi lứa tuổi gà. Bệnh thương hàn ở gà có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 – 4 ngày, ở thể cấp tính tỷ lệ chết cao, từ 70 – 100%. Tùy vào từng lứa tuổi của gà mắc bệnh và độc lực của vi khuẩn mà bệnh thương hàn gà có các triệu chứng khác nhau.
Ngoài ra, tất cả động vật máu nóng, các loài chim và cả người đều mắc. Ở vật nuôi hay mắc là gà, lợn, gà tây, ngan, vịt, bồ câu…Chủ yếu do S.typhimurium, sau đó là S. enteritidis. Thời tiết lạnh, ẩm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Nhiều chủng Salmonella còn có nguồn gốc từ động vật khác, ngũ cốc, bột thịt…Vi khuẩn dễ bị tiêu diệt bằng các hóa chất sát trùng và nhiệt độ trên 80°C.
Những triệu chứng khi mắc bệnh
Vi khuẩn có khả năng truyền dọc hay xâm nhập qua vỏ trứng. Nhiễm từ môi trường, từ thức ăn chế biến không qua nhiệt; đặc biệt từ thức ăn, bột thịt, bột xương nhiễm khuẩn. Gà bệnh thải mầm bệnh, chuột ăn xác chết đều có nguy cơ nhiễm và phân tán nguồn bệnh. Gà con rất mẫn cảm và bệnh nhiều ở gà dưới 2 tuần tuổi. Thể cấp tính là nhiễm khuẩn huyết và tỷ lệ chết là 15-20% và nhiều ở gà 4-7 ngày tuổi.
Gà khỏi bệnh trở thành vật mang trùng và gieo rắc mầm bệnh. Gà nhỏ ỉa chảy, lông xù, mắt nhắm nghiền, bỏ ăn, khát nước, túm tụm, lỗ huyệt dính bết phân, gầy rạc, khô đét và chết. Gà lớn kháng bệnh tốt, không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, ít chết, mà chỉ ăn ít, ỉa chảy và giảm đẻ.
>> Xem thêm những thông tin khác về các bệnh của gia cầm.
Bệnh tích của gà khi mắc bệnh
Gà dưới 4 ngày tuổi khó thấy bệnh tích, trừ khi nhiễm khuẩn máu. Túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi khắm, trong có chứa chất nhầy màu trắng. Gan và lá lách sưng to, xuất hiện nhiều điểm hoại tử có màu trắng lấm tấm. Khi mổ thấy màng ngoài bao quanh tim có chứa nhiều dịch rỉ vàng. Ruột viêm với các mảng trắng trên niêm mạc ruột.
Gà lớn tổn thương chính tập trung ở ruột: Viêm ruột, thành ruột dày lên, phủ một lớp bựa trắng như pho-mát ở manh tràng và ruột già. Ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm. Gà trống bị bệnh thì chủ yếu là viêm dịch hoàn. Nhiều điểm hoại tử ở gan, lách, đôi khi cả ở phổi và viêm phúc mạc. Một số trường hợp có viêm khớp hoặc viêm khửu. Gà mái đẻ buồng trứng teo nhỏ, trứng non chuyển từ đỏ sang trắng.
Gà ốm bỏ ăn, nên biện pháp hữu hiệu là pha kháng sinh với nước uống. Luôn ổn định nhiệt độ chuồng úm thích hợp, khô ráo.Dùng một trong các kháng sinh cho hiệu quả cao như GENTADOX W.S.P: 1g/10kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày. BIO-AMOXYCOLI: 1g/10kg thể trọng, dùng liên tục 3-5 ngày. Kết hợp thêm HAN PARA C và HAN – LYTEVIT C để hạ sốt, tăng sức đề kháng và chống mất nước.