Bệnh tụ huyết trùng là bệnh có thể xảy ra ở gà chọi khi chúng mắc các bệnh truyền nhiễm từ vi khuẩn. Bệnh có thể ảnh hưởng từ nhẹ đến nguy hiểm đến tính mạng của gà chọi, vì thế bạn cần phải đặc biệt lưu ý. Bệnh tụ huyết trùng có thể điều trị được. Nhưng tốt nhất vẫn nên phòng ngừa, đó là cách tốt nhất để gà được khỏe mạnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị cũng như phương pháp phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi nhé!
Tại sao gà chọi mắc bệnh tụ huyết trùng?
Theo một số người có kinh nghiệm nuôi gà chọi lâu năm cho biết, bệnh tụ huyết trùng là căn bệnh thường xuyên gặp ở gà chọi, nguyên nhân gây bệnh là do gà chọi bị mắc bệnh truyễn nhiễm mãn tính của vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra. Bệnh thường xuất hiện vòa thời điểm giao mùa, thời tiết khiến sức đề kháng của gà không được khỏe mạnh. Bệnh tụ huyết trùng có thể xảy ra ở tất cả độ tuổi của gà, từ khi chúng bắt đầu nở đến khi trưởng thành, lúc nào chúng cũng có thể mắc bệnh. Hầu hết bệnh tụ huyết trùng diễn ra rất đột ngột, triệu chứng không rõ ràng nên gây ra nhiều cái chết “vô cớ” cho gia cầm.
Những triệu chứng thường gặp khi gà chọi mắc bệnh tụ huyết trùng là gì?
Bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra vào thời điểm thời tiết không thuận lợi. Vì thế người nuôi cần trang bị cho mình những kiến thức trị bệnh cho gà nhuần nhuyễn nhất; để có thể “cứu nguy” cho chúng kịp thời.
Đối với trường hợp thể quá cấp tính
Ở thể bệnh quá cấp tính gà có thể chết nhanh đến mức người nuôi không kịp quan sát; nếu tinh ý bạn chỉ phát hiện thấy chúng ủ rũ sau khoảng 1 – 2 giờ là chết. Nhiều con gà con đang ăn uống bình thương rồi lăn đùng ra chết. Ở thể trạng bệnh này gà thường chết đột ngột, da tím bầm; đôi khi chúng còn có biểu hiện mũi miệng chảy nước nhờn và có lẫn máu.
Đối với trường hợp thể cấp tính
Ở thể bệnh này, gà có những triệu chứng:
Gia cầm bị bệnh sốt cao 42-43°C
Gà ủ rũ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp.
Từ mũi miệng chảy ra một chất nước nhớt có bọt lẫn máu màu đỏ sẫm, giữa thời kỳ bệnh gia cầm có thể đi phân lỏng như màu sôcola.
Con vật ngày càng khó thở, mào yếm tím bầm do tụ máu, cuối cùng con vật chết do ngạt thở.
Đối với trường hợp thể mạn tính
Thể bệnh mạn tính rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng bệnh kì lạ:
Khi mắc bệnh, đầu tiên yếm sưng thuỷ thũng và đau, nơi hoại tử dần dần bị cứng lại; về sau chỗ viêm hoại tử có thể lan rộng, sau đó hình thành cục cứng tồn tại suốt đời. Ở thể bệnh này gà rất dễ còi cọc chậm lớn; do mầm bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể. Gà bệnh thường xuyên thải ra chất lỏng có bột màu vàng giống lòng đỏ trứng. Hiện tượng hoại tử mạn tính ở màng não; có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh.
Phương pháp điều trị gà chọi mắc bệnh tụ huyết trùng
Khi tìm ra những nguyên nhân và triệu chứng bệnh tụ huyết trùng ở gà chọi; thì bạn cần tìm hiểu những biện pháp chữa trị, đề phòng bệnh để gà chọi sớm khỏi bệnh. Đầu tiên bạn cần vệ sinh bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà bằng thuốc IOGUARD 300 hoặc BESTAQUAM – S liều 2-4ml/1lít nước. Sau đó phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 – 6ml/1lít nước xung quanh toàn bộ trang trại chăn nuôi.
Tiếp tục dùng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho gà như sau: Dùng MOXCOLIS liều 1g/2lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà, dùng trong 3 – 5 ngày. Hoặc dùng thuốc kháng sinh NEXYMIX liều 1g/3lít nước, tương đương 1g/15kg thể trọng gà, dùng trong 3 – 5 ngày. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc SULTRIMIX PLUS liều 1g/1-2lít nước, tương đương 1g/5kg thể trọng gà; dùng trong 3 – 5 ngày để điều trị bệnh. Cuối cùng bạn dùng men tiêu hóa, điện giải và vitamin; để phòng bệnh vằ tăng sức đề kháng cho gà. Bạn có thể dùng thuốc AMILYTE hoặc VITROLYTE liều 1 – 2g/lít nước uống.
Nhằm tăng lực, bổ sung các loại vitamin, điện giải và giải độc. Nhưng trong đó phải có Vitamin K, chống xuất huyết, uống liên tục đến khi khỏi bệnh.
Cách phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Khi mua giống gà mới về không nên nuôi chung với đàn, mà cần nuôi cách lý khoảng 5-7 ngày xem giống mới có bị bệnh không.
Không giết mổ gia cầm trong khu vực chuồng trại đang chăn nuôi.
Chế phẩm sinh học emina xử lý môi trường chăn nuôi.
Không đưa gia cầm lạ về nuôi như: gà, vịt, ngan
Tiêm vacxin tụ huyết trùng cho gà đầy đủ
Dùng men vi sinh trong chăn nuôi EMINA để khử trùng mùi hôi, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại
Kết luận
Bệnh tụ huyết trùng là căn bệnh thường gặp ở gà chọi và để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm khác, vậy điều trị căn bệnh này thế nào hiệu quả nhất. Phương pháp phòng ngừa bệnh huyết trùng đã được chúng tôi cập nhật ở trên, bạn có thể tiếp tục theo dõi để biết thêm thông tin. Hi vọng những chia sẻ về cách chữa trị bệnh tụ huyết trùng sẽ đem lại những thông tin hữu ích để từ đó bạn có thêm những thông tin để phòng ngừa và “cứu nguy” cho gà kịp thời.