Những chiếc đồng hồ Omega với vẻ ngoài lấp lánh khiến bạn trầm trồ vì những chi tiết tinh xảo. Những chiếc túi xách Birkin xịn sò khiến bạn thèm khát vì kiểu dáng cũng như màu sắc quá đỗi tinh tế và hợp thời trang. Thế nhưng cái giá để có được những món đồ ấy lại đáng giá cả một gia tài và thậm chí bạn phải chờ đợi rất lâu cũng khó mà mua được. Đó là vì chính sách giới hạn số lượng mua sản phẩm của một số nhãn hàng xa xỉ đã khiến nhiều người tiêu dùng gặp phải tình trạng này. Do vậy mà đã khiến nhiều người nảy sinh việc cố gắng săn hàng hiệu về và rồi bán lại với giá ngất ngưởng.
Trước hết bạn cần hiểu hàng hiệu là gì?
Hàng hiệu là một khái niệm được dùng để chỉ những sản phẩm chất lượng cao, có thương hiệu nổi tiếng. Khái niệm này được dùng nhiều nhất khi nói về thời trang. Chữ “hiệu” xuất phát từ từ “thương hiệu”, “nhãn hiệu”. Vì vậy nó còn được gọi là hàng hiệu, đồ hiệu.
Từ những năm giữa thập niên 1990, nhờ những phát triển về kinh tế của giai đoạn Đổi mới ở Việt Nam xuất hiện một tầng lớp giàu có mới. Những người này, với khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng đồ cao cấp. Họ muốn khẳng định mình, đã tìm tới những mặt hàng có nhãn hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Ban đầu, một số nhãn hiệu thể thao như Adidas, Nike…được sản xuất và có đại lý chính thức ở Việt Nam. Tuy không phải hàng xa xỉ ở các nước châu Âu, Mỹ nhưng cũng được coi là hàng hiệu. Các mặt hàng này có giá cả cao so với mức sống của người dân Việt Nam khi đó.
Tiếp đó, những người tiêu dùng giàu có tìm đến những mặt hàng cao cấp hơn được mang từ nước ngoài về. Thường được gọi đồ xách tay. Đặc biệt những tay chơi trẻ có nhu cầu dùng hàng hiệu để khẳng định mình. Và cùng với đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều những sàn nhảy, quán bar sang trọng.
Vì sao nhiều người lại có ý định mua hàng xa xỉ rồi bán lại?
Chính sách hạn chế số lượng mua hàng nhằm duy trì tính độc quyền của thương hiệu. Khách hàng “ruột” sẽ không mấy vui với chính sách hạn chế này của các thương hiệu cao cấp. Tuy nhiên đối với những người chuyên buôn hàng hiệu chuyên nghiệp. Đây có thể sẽ là lúc để mua hết hàng, “ôm hàng”, tránh tình trạng “cháy hàng”.
Thậm chí, một số người còn có tâm lý “găm hàng”. Qua đó để sau có thể bán lại với giá cao hơn. Xếp hàng hàng giờ để săn đồ ở những cửa hàng thời trang không là chuyện xa lạ với nhiều người. “Trong lúc thiên hạ còn ngái ngủ thì bọn tôi đã đứng xếp hàng ở store rồi. Nếu mua trúng cái túi hiệu nào đang hot, rao trên mạng bán cũng kiếm được lời”. Một tài khoản mạng bình luận.
Lý do nào làm người tiêu dùng chấp nhận mua lại hàng hiệu với giá đắt đỏ?
“Bản thân tôi đã từng nản lòng. Vì phải chờ đợi hàng tháng trời để được mua được một đôi giày bóng rổ phiên bản giới hạn. Cuối cùng đành phải từ bỏ và mua lại từ các bạn bán hàng trên mạng với giá cao hơn hẳn”. Một tài khoản khác chia sẻ. “Giờ muốn mua hàng phiên bản giới hạn tại các store thì không có rồi. Mà trên mạng thì giá cả ngất ngưởng, cao hơn từ 10 – 15%. Đấy là mua lại hàng đã qua sử dụng đấy nhé!”. Một tài khoản khác bày tỏ.
“Hỗn loạn” giá cả trong việc mua đi bán lại. Những người yêu thích đồ hiệu đôi khi phải mua những mặt hàng “bán lại” hoặc đã qua sử dụng với mức giá đắt hơn giá bình thường nhiều lần. Thậm chí nếu không may, khách hàng có thể mua trúng hàng giả được nhái một cách siêu tinh vi trên các trang mạng xã hội. Mặc dù những người mua “gián tiếp” này có thể giúp các thương hiệu tăng doanh số bán hàng trong một thời gian ngắn. Nhưng về đường dài, có thể làm tổn hại đến các nhãn hàng trên toàn cầu trong việc xác định người tiêu dùng trung thành lẫn chia sẻ trải nghiệm mua hàng với họ.
Người tiêu dùng nghĩ gì khi mua hàng bán lại?
“Việc giới hạn mua hàng này chỉ làm tăng thêm phần “hỗn loạn” giá cả trên thị trường”. Một tài khoản mạng nhận định. “Chính sự khan hiếm tạo tâm lý như là dịp may để khách hàng mua được sản phẩm mình yêu thích. Cùng với nỗi sợ để vuột mất cơ hội đó vào tay người khác. Kiểu hội chứng Fomo”, một tài khoản bình luận. “Dù có là đồ “bán lại” hay đồ mới. Bản chất của các mặt hàng xa xỉ vốn khan hiếm. Nên chung quy lại khách hàng luôn là người chịu thiệt khi muốn chịu chơi thì phải chịu chi”. Một tài khoản khác cho hay.
Khác với phương châm của phần đông nhãn hàng là “khi khách hàng muốn là chúng ta có mặt”. Một số thương hiệu xa xỉ, theo cách nói vui của nhiều tín đồ là đang tạo độ “chảnh” riêng khi chỉ giới hạn rất ít số lượng sản phẩm đặc biệt của mình. Với họ, “Khi cần là có” chắc gì đã hay. Chính sách này về cơ bản là khuyến khích khách mua hàng sớm hơn và có thể mua nhiều hơn bình thường các sản phẩm khác của hãng mình. Hiển nhiên, hiệu quả của marketing dựa vào cảm giác khan hiếm tuy không thể chối cãi/ nhưng khách hàng sẽ dễ dàng nản lòng và thắt chặt chi tiêu nếu thấy sản phẩm liên tục được giới hạn và phải mua lại với giá có thể đắt hơn nhiều lần từ những người bán lại.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Thị trường tiêu dùng tại đây.