Xung quanh thú cưng của bạn có biết bao nhiêu mối nguy hại đang rình rập. Trong đó, nhiều đến nổi không thể đếm nổi là ký sinh trùng. Đây là tác nhân gây bệnh vừa phức tạp vừa khó phòng tránh hoàn toàn. Tuy nhiên vẫn nên có cách chăm sóc phù hợp để bảo vệ thú cưng tránh xa ký sinh trùng nhất có thể. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về những loại ký sinh trùng thường thấy nhất ở thú cưng. Cùng với đó là cách chăm sóc thú cưng đề phòng tránh ký sinh trùng hiệu quả. Cùng xem qua nhé.
Ký sinh trùng là gì?
Ký sinh trùng là những sinh vật muốn tồn tại phải sống nhờ vào sinh vật đang sống khác như con người, động vật và thực vật. Những sinh vật bị ký sinh gọi là vật chủ. Ký sinh trùng sẽ chiếm sinh chất của vật chủ để tồn tại và phát triển. Ký sinh trùng y học là lĩnh vực nghiên cứu những ký sinh trùng ký sinh và gây bệnh ở người. Ký sinh trùng có nhiều hình thức ký sinh như:
- Ký sinh hoàn toàn: Còn gọi là ký sinh bắt buộc suốt đời như giun đũa, giun tóc, giun móc. Hoặc ký sinh không hoàn toàn: là hình thức ký sinh tạm thời, lúc ký sinh, lúc tự do sinh côn trùng hút máu.
- Nội ký sinh: Là hình thức ký sinh bên trong cơ thể người như sán dây, sán lá gan,… Hoặc ngoại ký sinh là hình thức ký sinh bên ngoài cơ thể như bám vào da hay hút máu qua da như tiết túc y học. Có loại ký sinh trùng trên da, cũng có loại ký sinh trùng dưới da.
Những ký sinh trùng thường thấy ở thú cưng
Bạn nuôi Boss, Boss nuôi “trùm”. Bọn này tuy nhỏ nhưng rất hại nha (không có lợi chút nào). Cùng mình điểm danh các “trùm” nè.
Trên da
Dễ thấy nhất là các thể loại ve, bọ chét, nhỏ hơn nữa là rận, chí. Bé cưng mà có “mấy bạn này” là dễ bị bạn bè xa lánh do trông mất vệ sinh và dễ truyền lây. Bệnh thường gặp ở những bé hay được đi dạo, đi công viên hoặc chủ nuôi không chú ý đến vệ sinh nhà ở, không dùng thuốc phòng trị định kỳ cho các Boss.
Dưới da
Tuy không lộ diện nhưng các bạn ghẻ Demodex, Sarcoptes, Otodectes (hay còn gọi là ghẻ tai) cũng gây phiền không kém: nhẹ thì mất ăn mất ngủ vì ngứa ngáy; nặng hơn tí là làm mất thẩm mỹ, lông cứ rụng dần, da đỏ, sần lên, viêm da kèm thêm có mùi khó ngửi; nghiêm trọng hơn có thể làm tổn thương nang lông, phụ nhiễm nấm, viêm da nặng dẫn đến nhiễm trùng huyết, nguy hiểm đến sức khỏe.
Trong đường tiêu hóa
Các bạn này thì ai cũng biết: giun đũa, giun móc, giun tóc, sán chó, cầu trùng… không chỉ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa của Boss mà còn có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu Boss nhiễm số lượng nhiều hoặc ở lứa tuổi sơ sinh. Ngoài ra, ký sinh trùng đường ruột trên thú cưng còn có thể lây sang người, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Trong máu
Các loại như Ehrlichia, Babesia, giun tim… truyền lây qua “đường máu” như ve cắn, muỗi đốt. Các bạn này siêu nhỏ, chỉ thấy được qua kính hiển vi nhưng mức độ nguy hiểm siêu cao. Thú cưng nhiễm các loại ký sinh trùng máu sẽ chết dần do thiếu máu (ký sinh trùng phá hủy các tế bào máu) hoặc do độc tố và tắc mạch (do ấu trùng di chuyển trong mạch máu). Thời gian điều trị ký sinh trùng máu dài và hiệu quả tùy theo thời điểm phát hiện bệnh.
Cách phòng tránh ký sinh trùng tấn công thú cưng
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Các loại ký sinh trùng trên đều có biện pháp phòng ngừa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ bạn chăm sóc thú cưng: phòng trị riêng từng loại có, phòng trị “tất cả trong một” cũng có; loại dùng mỗi tháng có, loại dùng mỗi 3 tháng có; xịt/nhỏ gáy/thuốc nhai đều có; loại rẻ có, loại vừa có, loại cao cấp cũng có luôn. Ngay cả nguy hiểm như ký sinh trùng máu cũng có cách phòng: bạn chỉ cần dùng thuốc ngừa ve để không bị ve cắn, giun tim thì dùng thuốc ngừa định kỳ. Thật đơn giản, phải không ạ?
Còn nếu bạn vẫn cảm thấy bối rối trước “rừng” sản phẩm thì hãy đến ngay chi nhánh thú y gần nhất để được các bác sĩ tư vấn liệu trình phù hợp với khả năng tài chính của bạn mà vẫn đảm bảo Boss được chăm sóc toàn diện nhất! Hãy chăm sóc thú cưng của bạn thật tốt nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xem thêm cách phòng bệnh cho vật nuôi tại đây.