• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
Thứ Sáu, Tháng Một 27, 2023
Nông Nghiệp
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Chăn Nuôi
No Result
View All Result
Home Thú y Các bệnh ở thuỷ sản

Một số bệnh hay gặp ở tôm hùm và cách điều trị

Đậu Thị Thùy Dung by Đậu Thị Thùy Dung
25/10/2021
in Các bệnh ở thuỷ sản, Thú y
0
Một số bệnh hay gặp ở tôm hùm và cách điều trị
Một số bệnh hay gặp ở tôm hùm

Một số bệnh hay gặp ở tôm hùm

Tôm hùm từ lâu đã được mệnh danh là ông “vua” của các loài tôm. Điều này không chỉ vì giá trị dinh dưỡng cao, mà còn bởi vì giá trị kinh tế của loài tôm này mang lại cũng rất lớn. Tuy vậy, nghề nuôi tôm hùm của bà con không phải đơn giản. Nó vẫn còn gặp nhiều khó khăn tiềm ẩn do dịch bệnh gây ra. Hãy cùng crlww.com tìm hiểu về những căn bệnh hay gặp ở tôm hùm, nguyên nhân gây ra và các điều trị những căn bệnh đó thật hiệu quả nhé

Mục Lục

  • Bệnh sữa – Dịch bệnh nguy hiểm
    • Làm thế nào để điều trị
  • Bệnh đỏ thân trên tôm hùm
  • Bệnh đen mang ảnh hưởng đến toàn bộ tơ mang
  • Bệnh long đầu
  • Bệnh đốm trắng trên vỏ
  • Bệnh trắng râu
  • Tóm lại

Bệnh sữa – Dịch bệnh nguy hiểm

Đây là một dịch bệnh rất nguy hiểm với tôm hùm. Có thể gây chết rải rác hoặc chết hàng loạt chỉ sau 9-12 ngày khi nhiễm bệnh. Tác nhân gây bệnh được xác định là do nội kí sinh Rickettsia-like gây ra. Cả tôm hùm bông, tôm hùm đá và tôm hùm tre nuôi lồng đều có thể mắc bệnh này.

Khi nhiễm bệnh, tôm sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu như: hoạt động kém, ít phản ứng, giảm ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn. Sau khi nhiễm bệnh từ 3-5 ngày. Các đốt bụng sẽ chuyển từ trắng trong sang đục. Kèm theo đó là mô cơ ở phần bụng chuyển sang trắng đục hoặc vàng đục, nhão và có mùi hôi. Quan sát kỹ hơn sẽ thấy gan tụy chuyển màu nhợt nhạt hoặc bị hoại tử.

Bệnh sữa - Dịch bệnh nguy hiểmBệnh sữa - Dịch bệnh nguy hiểm
Bệnh sữa có thể gây chết rải rác hoặc chết hàng loạt chỉ sau 9-12 ngày

Làm thế nào để điều trị

Theo phác đồ điều trị bệnh sữa của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT). Tiêm thuốc cho toàn bộ tôm trong lồng nuôi, cụ thể như sau. Khi phát hiện tôm hùm bị bệnh, tiến hành tiêm thuốc cho toàn bộ tôm trong lồng nuôi bằng Oxytetracyline 20% dạng tiêm có chứa LA, sử dụng nước cất dùng để pha thuốc. Đối với tôm hùm có kích cỡ dưới 500 g/con, tiến hành pha thuốc chứa 1 ml Oxytetracycline 20% + 9 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất (1 phần thuốc pha với 9 phần nước), lắc đều. Tiêm với liều lượng 0,1 ml thuốc đã pha/100 g khối lượng tôm hùm. Tôm hùm có kích cỡ trên 500 g/con, pha thuốc chứa 2 ml Oxytetracycline 20% + 8 ml nước muối sinh lý hoặc nước cất, liều tiêm 0,05 ml thuốc đã pha/100 g khối lượng tôm hùm.

Bệnh đỏ thân trên tôm hùm

Bệnh đỏ thân là một bệnh nguy hiểm không kém bệnh sữa trên tôm hùm. Bệnh có thể khiến tôm chết rải rác hoặc hàng loạt nếu không được chữa trị kịp thời. Có nhiều tác nhân khác nhau gây ra bệnh đỏ thân trên tôm hùm, một trong số đó là nhóm vi khuẩn Vibrio gây ra. Ngoài ra nước và đáy khu vực lồng, bè nuôi bị ô nhiễm nặng, thức ăn thừa quá nhiều, công tác vệ sinh kém

Thông thường, tôm nhiễm bệnh sẽ bỏ ăn và hoạt động kém, đồng thời toàn thân chuyển sang màu đỏ. Bệnh xuất hiện trên cả tôm con và tôm trưởng thành. Để điều trị, bà con có thể sử dụng Doxycycline trộn vào thức ăn với liều lượng 3-7g/kg và cho tôm ăn liên tục trong 5-7 ngày. Có thể sử dụng kháng sinh mới có độ nhạy cao như Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin với lượng 30 – 50mgr/kg thức ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.

Bệnh đen mang ảnh hưởng đến toàn bộ tơ mang

Không nguy hiểm như những bệnh kể trên nhưng bệnh đen mang có thể khiến toàn bộ tơ mang bị phá hủy nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể, ban đầu mang tôm bị tổn thương và chuyển sang màu đen. Sau đó lan rộng ra khắp mang. Tác nhân gây bệnh này chính là nấm Fusarium.

Bà con có thể điều trị bệnh đen mang trên tôm hùm. Bằng cách sử dụng Formalin nồng độ 100-200ml/m3 tắm cho tôm trong 10-15 phút và liên tục trong 2-4 ngày. Sau khi xử lý cần mang tôm bệnh thả nuôi ở lồng khác. Có thể sử dụng một số kháng sinh như Nalidixic acid để phòng trị bệnh bằng cách trộn vào thức ăn với lượng từ 30 – 50mgr/kg thức ăn. Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày.

Bệnh đen mang ảnh hưởng đến toàn bộ tơ mang
Bệnh đen mang có thể khiến toàn bộ tơ mang bị phá hủy

Bệnh long đầu

Hiện tượng: Phần giáp đầu ngực và phần thân long ra. Trong lớp biểu bì tiết dịch nhầy hôi thối. Bệnh xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành.

Nguyên nhân: Tôm nhiễm vi khuẩn Vibro sp, Aeromonas.

Hậu quả: Tôm chết rải rác.

Cách phòng trị: Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracylin với nồng độ 0,5 – 2gr/m3. Thời gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracylin và dầu ăn với lượng từ 40 – 50mgr/kg thức ăn. Cho ăn liên tục 5 – 7 ngày.

Bệnh đốm trắng trên vỏ

Hiện tượng: Trên vỏ tôm và dưới giáp đầu ngực xuất hiện những đốm trắng.

Nguyên nhân: Cần phân biệt rõ nguyên nhân. Nếu tôm có đốm trắng song vẫn khoẻ mạnh, hoạt động bình thường thì không phải do dịch bệnh. Nguyên nhân là do hàm lượng Canci, Manhê trong nước cao. Đây không phải là hiện tượng bệnh, tôm lột xác các đốm trắng sẽ mất đi. Trường hợp tôm nhiễm nấm, vi khuẩn đặc biệt nhiều ở vùng đáy bị ô nhiễm sẽ gây ra bệnh đốm trắng trên vỏ.

Hậu quả: Tôm giảm ăn, giảm tăng trưởng, không lột xác được hoặc chu kỳ lột xác kéo dài, tôm chết rải rác.

Cách phòng trị: Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng với nồng độ 0,5gr/m3, sục khí trong vòng từ 5 – 7 phút. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. Treo túi vải đựng vôi để phòng và trị bệnh.

Bệnh đốm trắng trên vỏ
Nếu tôm có đốm trắng song vẫn khoẻ mạnh thì nguyên nhân là do hàm lượng Canci, Manhê trong nước cao

Bệnh trắng râu

Hiện tượng: Râu 1 chuyển từ màu nâu sang màu vàng, hồng rồi sang trắng. Bệnh này xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tôm con.

Nguyên nhân: Tôm con bị nhiễm nấm Lagenidium sp, Fusarium sp.

Hậu quả: Tôm con chết hàng loạt.

Cách phòng trị: Treo túi vôi giữa các lồng nuôi. Vôi có tác dụng diệt nấm tốt. Tắm cho tôm bằng dung dịch Formol với nồng độ từ 15 – 25ml/m3 nước, sục khí trong 15 phút. Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày.

Tóm lại

Trên đây là những bệnh phổ biến trên tôm hùm và cách điều trị bà con cần lưu ý. Trong quá trình nuôi, bà con có thể bổ sung thêm các chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản để kiểm soát các yếu tố môi trường cũng như tăng sức đề kháng cho tôm. Chúc bà con vụ nuôi thành công!

Tags: bệnhđiều trịtôm hùm
Previous Post

Cách điều trị bệnh đỏ thân trên tôm thẻ chân trắng

Next Post

Tôm thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những bệnh gì?

Đậu Thị Thùy Dung

Đậu Thị Thùy Dung

Next Post
Tôm thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những bệnh gì

Tôm thiếu chất dinh dưỡng có thể dẫn đến những bệnh gì?

Please login to join discussion
  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Muộn nhất
Bệnh kén hay xảy ra ở gà chọi

Bệnh kén ở gà chọi là gì và phương pháp điều trị như thế nào?

21/10/2021
Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

Mẹo thiết kế chuồng nuôi chim bồ câu đơn giản

25/10/2021
Hưỡng dẫn làm những mô hình chuồng gà chọi chuẩn và hiệu quả nhất

Hướng dẫn làm những mô hình chuồng gà chọi chuẩn và hiệu quả nhất

21/10/2021
Sư kê nên cho gà chọi dùng Pharmaton trước khi chiến đấu

Tiết lộ cách dùng thuốc tăng lực Pharmaton cho gà chọi trước khi đá

19/10/2021
Lô đề cũng chính là một loại tệ nạn xá hội

Hà Tĩnh: Bắt 2 người phụ nữ cầm đầu đường dây đánh bạc quy mô lớn

0
Sư kê nên cho gà chọi dùng Pharmaton trước khi chiến đấu

Tiết lộ cách dùng thuốc tăng lực Pharmaton cho gà chọi trước khi đá

0
Thỏ rất nhạy cảm với mọi tác nhân gây bệnh

Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tiêu chảy ở thỏ

0
Chó, mèo cần vitamin để sống khoẻ mạnh

Những vitamin này giúp thú cưng có sức khoẻ tốt, phòng được nhiều bệnh

0
Lô đề cũng chính là một loại tệ nạn xá hội

Hà Tĩnh: Bắt 2 người phụ nữ cầm đầu đường dây đánh bạc quy mô lớn

07/01/2022
Đánh lô đề cũng là một hình thức đánh bạc

Quảng Bình: Phá đường dây lô đề mỗi tháng giao dịch 36 tỉ đồng

07/01/2022
Lô đề cũng là mọt loại tệ nạn xã hội

Ninh Bình: Phá đường dây ghi lô đề tiền tỉ, bắt 11 người

07/01/2022
Đánh bạc qua mạng chính là một loại tệ nan xã hội

Hà Nội: Triệt phá đường dây đánh bạc 1.500 tỉ đồng

07/01/2022

Thông Tin Mới

Lô đề cũng chính là một loại tệ nạn xá hội

Hà Tĩnh: Bắt 2 người phụ nữ cầm đầu đường dây đánh bạc quy mô lớn

07/01/2022
Đánh lô đề cũng là một hình thức đánh bạc

Quảng Bình: Phá đường dây lô đề mỗi tháng giao dịch 36 tỉ đồng

07/01/2022
Lô đề cũng là mọt loại tệ nạn xã hội

Ninh Bình: Phá đường dây ghi lô đề tiền tỉ, bắt 11 người

07/01/2022
Đánh bạc qua mạng chính là một loại tệ nan xã hội

Hà Nội: Triệt phá đường dây đánh bạc 1.500 tỉ đồng

07/01/2022
Các đối tượng tại cơ quan Công an

Thừa Thiên Huế: Đánh sập đường dây cá độ bóng đá 55 tỷ, bắt 8 đối tượng

07/01/2022
Tệ nạn cá độ bóng đá vô cùng nguy hiểm

Quảng Bình: Triệt phá thêm 2 tụ điểm đánh bạc “nhức nhối”

07/01/2022
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright by crlww.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright by crlww.com