Trong thời điểm tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm, có rất nhiều hộ không xuất được tôm hoặc thua lỗ vì bị ép giá xuống quá thấp.Trước những rủi ro trong chăn nuôi ngành thủy sản, hiệu quả chưa cao, nhiều hộ nuôi tôm theo mô hình truyền thống đã dần chuyển đổi thích nghi sang nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn hiện đại đạt chuẩn. Sử dụng phương thức nuôi này, người nuôi tôm lãi gấp 4 lần so với nuôi truyền thống. Cùng crlww khám phá Mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ cao dưới đây nhé.
Nuôi tôm size lớn
Anh Nam bắt đầu bén duyên nuôi tôm theo mô hình C.P từ năm 2018 và có những vụ nuôi thành công liên tiếp từ đó đến nay. Theo chia sẻ của anh Nam, từ khi chuyển sang nuôi TTCT theo mô hình này anh rất yên tâm vì hầu như tôm không hề bị rủi ro như khi nuôi ao đất trước đây.
Tuy diện tích thực tế nuôi giảm đi hơn 80% do phải dành phần lớn cho khâu xử lý nước, nhưng nhờ mật độ thả nuôi hợp lý, tỷ lệ sống cao hơn, tôm nuôi về kích cỡ lớn hơn nên năng suất và lợi nhuận vẫn cao hơn trước rất nhiều lần.
Anh Nam chia sẻ: “Nuôi theo mô hình này mình phải xiphong mỗi ngày để đảm bảo nước trong ao nuôi luôn sạch nên nhu cầu nước là rất lớn. Vì vậy, khâu trữ nước, xử lý đòi hỏi phải đủ lớn và được xem là rất quan trọng, quyết định đến thành công của mỗi vụ nuôi”.
Lợi nhuận cao cho người dân
Người viết vẫn còn nhớ tại Hội nghị vinh danh khách hàng C.P năm 2020; anh Nam là một trong số khách hàng được vinh danh nhờ thành tích nuôi tôm thành công; có hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp nhất. Nhắc lại anh Nam chỉ cười khiêm tốn và nói: “Năm 2020 tôi chỉ mới nuôi tôm về được tới size 25 con/kg thôi, nhưng nhờ mình làm đúng theo quy trình kỹ thuật đã được cán bộ C.P hướng dẫn; nên đến lúc thu hoạch tính lại FCR chỉ có 1,25.
Do vậy mà có lợi nhuận khá cao nhờ giá thành tôm nuôi thấp. Từ kinh nghiệm nuôi đó, cộng thêm sự thường xuyên, tận tình hỗ trợ của nhân viên C.P phụ trách địa bàn nên vụ nuôi vừa rồi tôi thu hoạch tôm đạt size 22 con/kg. Kết hợp với nuôi tôm về size lớn nên dù bị giãn cách do dịch COVID-19 nhưng tôi vẫn bán được giá khá cao, tính ra vẫn còn lời khoảng 700 triệu đồng”.
Con đường đi tới thành công
Trở lại với câu chuyện nuôi nước nhiều hơn nuôi tôm; khi chuyển sang nuôi theo mô hình C.P, anh Nam cho biết, dù tổng diện tích khu nuôi có đến 4 ha; nhưng anh chỉ sử dụng có 1 ao 600 m2, 1 ao 1.000 m2 và 3 ao mỗi ao diện tích 1.200 m2, số còn lại dành cho ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng; và khu xử lý nước thải, chất thải.
Chia sẻ thêm kinh nghiệm thành công trong nuôi tôm theo mô hình C.P vừa qua; anh Nam cho biết thêm: “Chất lượng con giống, thức ăn, chế phẩm sinh học của C.P là rất tốt đã được chứng minh qua thực tế. Do đó, vấn đề quan trọng còn lại của người nuôi là phải xử lý nước cho thật tốt, đảm bảo môi trường ao nuôi thật sạch, chăm sóc tôm nuôi đúng theo quy trình kỹ thuật thì sẽ có được thành công”.
Mô hình nuôi tôm hướng đi bền vững
Dù chỉ mới trạc ngoài 30 tuổi, nhưng anh Nam đã gắn bó với nghề nuôi tôm khá lâu, từ mô hình nuôi ao đất lót bạt bờ cho đến mô hình nuôi ao bạt 2 – 3 giai đoạn CPF-Combine Model như hiện nay. Đó cũng là lý do để anh có sự so sánh, đi đến quyết định chọn mô hình, sản phẩm nuôi TTCT của C.P để làm hướng đi lâu dài, bền vững cho nghề nuôi tôm của mình.
Anh Nam tâm sự: “Nghề nuôi tôm càng lúc càng khó khăn; vì thời tiết, môi trường, dịch bệnh và giá cả tiêu thụ thất thường nữa, nếu mình không chịu thay đổi suy nghĩ; cách làm thì khó mà có thể thành công được. Hiện cũng có nhiều mô hình nuôi tôm lót bạt 2 – 3 giai đoạn; nhưng tôi vẫn chọn mô hình của C.P; vì ít rủi ro, tỷ lệ thành công cao, chủ động được mùa vụ và rất dễ bán được giá cao; nhờ con tôm sạch và size lớn”.
Dịch bệnh nhưng mô hình nuôi tôm vẫn phát triển
Đặc biệt, dưới tác động của đại dịch việc nuôi tôm của người dân càng khó khăn hơn; khi ách tắc khâu tiêu thụ, giá nhiều thời điểm xuống thấp, hiệu quả nuôi không cao. Do đó, theo anh Nam, để thích ứng tốt với thị trường, người dân nên chọn mô hình nuôi có thể thu tôm nhiều size; theo nhu cầu thị trường và một trong số đó là mô hình của C.P.
Anh Nam đúc kết: “Với mô hình C.P mình có thể thu tỉa nếu thấy giá cả thuận lợi; còn không thì san thưa để nuôi về cỡ lớn. Nói chung là mình hoàn toàn chủ động được kích cỡ tôm; lúc thu hoạch để cân đối lợi nhuận cho vụ nuôi”.
Phát triển mô hình nuôi tôm theo chuẩn VietGAP
Từ diện tích nuôi trồng thủy sản là 70.000 hecta được quy hoạch vào năm 2011; đến cuối năm 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản tại Sóc Trăng đã phát triển lên 76.270 hecta; trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ chiếm ưu thế với 57.713 hecta (chiếm hơn 67,8%); giá trị xuất khẩu đạt đến 823 triệu USD. Điều này cho thấy, con tôm ngày càng giữ vai trò quan trọng; trong mục tiêu phát triển giá trị toàn ngành.
Trong những năm gần đây, hình thức nuôi cũng đã có sự thay đổi; theo chiều hướng giảm dần diện tích nuôi quảng canh cải tiến và đẩy mạnh phát triển các mô hình nuôi ao lót bạt; môi hình nuôi 2 hoặc 3 giai đoạn, tuần hoàn nước, ứng dụng công nghệ 4.0; nuôi tôm với mật độ rất cao từ 200 – 500 con/mét vuông… Nhờ vậy, sản lượng tôm phục vụ cho hoạt động chế biến; xuất khẩu ngày càng lớn.
Nuôi tôm công nghệ 234
Từ quy trình nuôi 2 giai đoạn, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú; đã sáng tạo ra công nghệ nuôi 234. Trong đó, số 2 là nuôi 2 giai đoạn. Còn số 3 là thu tỉa 3 lần trong một vụ: thu tỉa lần đầu khi tôm 60 – 65 ngày (bắt 50% lượng tôm trong ao đã đạt cỡ 65 – 70 con/kg), sau đó khoảng 20 ngày tiến hành thu tỉa lần hai; (cũng bắt 50% lượng tôm còn lại trong ao đã đạt 40 – 45 con/kg), lần thứ ba sau 110 – 115 ngày; (thu hoạch hết tôm trong ao đạt cỡ 15 – 20 con/kg).
Còn số 4 là 4 sạch: con giống sạch bệnh, nước nuôi sạch, sạch kháng sinh và sạch môi trường. Cụ thể, nước nuôi tôm lấy từ biển có độ mặn từ 25‰ trở lên, qua hệ thống lọc tự nhiên; kết hợp với máy lọc màng. Tất cả là một quy trình nuôi đảm bảo con tôm an toàn vệ sinh thực phẩm; chất lượng đáp ứng mọi thị trường với giá cả cạnh tranh tốt. Sau quá trình thử nghiệm, Minh Phú đã thành công mô hình nuôi tôm siêu thâm canh; đạt năng suất 50 tấn/ha/vụ, số vụ nuôi tăng từ 1 – 2 vụ/năm lên 4 – 5 vụ/năm.