Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng đàn vịt nuôi trên nước ta là khoảng 44 triệu con. Loài gia cầm này không chỉ cung cấp sản lượng thịt, trứng mà còn một lượng lớn lông vũ để xuất khẩu. Tuy vậy hình thức truyền thống để nuôi vịt đòi hỏi phải có ao rộng, lều gần chuồng nuôi nhằm tiện lợi cho việc chăm non, quản lí. Ngoài ra hình thức này khiến việc kiểm soát dịch bệnh khó khăn và gây ô nhiễm môi trường. Vì những nhược điểm trên, mô hình nuôi vịt trên cạn ra đời, đây là hình thức nuôi an toàn sinh học mang nhiều lợi ích. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về cách chăn nuôi trên, hãy đọc bài viết sau của Crlww.com.
Lợi ích của việc nuôi vịt trên cạn
Vịt là giống thủy cầm thường được chăn nuôi nhiều ở môi trường nước, tuy nhiên hiện nay người nông dân hoàn toàn có thể chăn nuôi vịt trên cạn với nhiều lợi ích mà không cần chuẩn bị ao nước cho đàn vịt bơi lội. Chỉ cần chú ý cung cấp đầy đủ lượng nước uống cần thiết cho vịt là được. Sau đây là lợi ích khi nuôi vịt trên cạn:
- Nuôi vịt trên cạn không cần nuôi theo mùa vụ. Bà con có thể chủ động khu vực nuôi sao cho thuận tiện quản lý nhất.
- Dễ dàng quản lý dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh lây lan cho đàn vịt.
- Thuận tiện cho việc thu gom phân, dọn dẹp vệ sinh. Phân vịt có thể đem ủ làm phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng cho cây trồng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường xung quanh.
- Nuôi vịt trên cạn giúp giảm mùi hôi khó chịu từ đàn vịt, đặc biệt là vào mùa nóng.
- Tiết kiệm nguồn thức ăn chăn nuôi, tránh lãng phí.
- Vịt đẻ trứng tập trung, thuận tiện cho việc thu gom.
Những phương thức nuôi vịt trên cạn
Nuôi tại vườn cây
Để nuôi vịt trên cạn, người nông dân có thể tận dụng vườn cây để nuôi vịt, chỉ cần vườn cây có một độ dốc vừa phải để không bị đọng nước khi trời mưa, làm mất vệ sinh môi trường sinh sống của đàn vịt khiến cho đàn vịt dễ sinh bệnh là được. Tuy nhiên cần lưu ý, vườn cây cũng không nên quá dốc làm ảnh hưởng đến việc đi lại của vịt, đặc biệt là vịt sinh sản (lúc giao phối). Vườn cây dùng để nuôi vịt nên là những loại cây ăn quả, độ cao khoảng trên 1 m để tránh vịt làm hỏng cây và làm giảm sự phát triển của cây là được nhé
Nuôi nhốt chuồng
Nuôi vịt nhốt chuồng cũng là một trong những mô hình chăn nuôi vịt đang được nhiều người nông dân áp dụng và mang lại hiệu quả chăn nuôi cao. Vịt nếu được nuôi nhốt chuồng thì máng uống cần phải đặt ở nơi cao ráo, độ thoát nước nhanh. Vì vịt hay vẩy mỏ khi uống nước. Ngoài ra chuồng nuôi vịt vào mùa hè phải đảm bảo đủ thông thoáng. Vào mùa đông phải đảm bảo ấm áp. Để khí hậu trong chuồng nuôi không bị ảnh hưởng làm giảm sự phát triển của đàn vịt.
Nhốt chuồng có sân chơi
Khi nuôi vịt nhốt chuồng tốt nhất nên xây sân chơi cho đàn vịt. Trong đó sân chơi của đàn vịt cần được láng gạch hoặc xi măng để thuận tiện cho việc quét dọn và vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Diện tích sân chơi phải gấp 2-3 lần diện tích chuồng nuôi. Máng ăn đặt trong chuồng nuôi, còn máng uống để ở bên ngoài sân chơi. Máng uống nên đặt dưới bóng cây dâm mát để tiện cho vịt uống nước cả khi thời tiết nắng nóng.
Nuôi vịt trên cạn, trong vườn cây có ưu điểm là có thể nuôi vịt không theo mùa vụ. Cung cấp các sản phẩm của vịt quanh năm và không tập trung vào một thời điểm, có thể nuôi vịt ở các mùa khác nhau. Nuôi vịt trái vụ, năng suất có thể giảm hơn nhưng tính về hiệu quả kinh tế thì lại cao hơn nhiều, đồng thời khi tiêu thụ sản phẩm vịt trên thị trường ở thời điểm trái vụ lại rất dễ bán.
Nuôi vịt trên cạn để thu trứng
Đối với những hộ nông dân khi nuôi vịt trên cạn lấy trứng. Cần chú ý dập dợp cho vịt (hạn chế cho ăn): Cho vịt nhịn ăn và uống 2 ngày. Sau đó cho vịt ăn như giai đoạn nuôi vịt hậu bị (giai đoạn nuôi cầm xác). Cách dập vịt này không có hại cho vịt. Nhưng sau khi dập vịt vẫn còn một số con đẻ rải rác. Đồng thời tỷ lệ đẻ của năm thứ 2 tăng chậm vì đàn vịt thay và mọc lông không đồng đều.
Dập nhổ lông cánh và lông đuôi bắt buộc: Cho vịt nhịn ăn và uống 2 ngày. Sau đó nhổ toàn bộ lông ống ở cánh và đuôi. Rồi lại cho vịt ăn như giai đoạn nuôi vịt hậu bị (giai đoạn nuôi cầm xác). Cách dập nhổ lông này ảnh hưởng đến đàn vịt. Nhưng sau khi dập vịt xong thì vịt ngừng đẻ đồng loạt. Đến khi vịt trở lại đẻ năm thứ 2 thì tỷ lệ tăng nhanh và toàn bộ đàn vịt được thay lông đồng loạt, và khi mọc trở lại cũng mọc đồng loạt.