Sau một năm bị xáo trộn vì đại dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, người dùng Mỹ sẽ cảm nhận ví tiền của họ sẽ càng ngày càng cạn kiệt khi các doanh nghiệp lớn thông báo giá cả của một loạt hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh do lạm phát diễn ra. Trong đó, ô tô, xăng, đồ nội thất, gia dụng có thể nói là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất tại Mỹ thời gian gần đây. Đứng trước sự việc này, những người tiêu dùng nào sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất? Cùng theo dõi tiếp phần bài viết được crlww.com chia sẻ sau đây để tìm được đáp án chính xác nhất nhé.
Bạn biết gì về lạm phát?
Lạm phát là một căn bệnh nguy hiểm của nền kinh tế của các quốc gia. Do đó, kiểm soát lạm phát, duy trì mức tăng thấp dần là một trong những mục tiêu quan trọng trong nhiệm vụ duy trì và phát triển kinh tế. Cụ thể hơn lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Theo đó, lạm phát được hiểu bao gồm 2 ý:
- Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế một quốc gia. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.
- Lạm phát của một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế sử dụng loại tiền tệ đó. Lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua của người tiêu dùng. Khi lạm phát xảy ra mức giá chung của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng lên.
Người dân tại Mỹ đang phải trả nhiều tiền cho các mặt hàng tiêu dùng
Người dùng Mỹ đang phải trả nhiều tiền hơn cho mọi loại mặt hàng so với 1 tháng trước đây. Và cao hơn nhiều so với cùng loại mặt hàng đó một năm về trước. Chỉ số giá tiêu dùng – thước đo mức thay đổi mà người dùng Mỹ phải trả cho một loại hàng hoá hoặc dịch vụ nhất định. Đã tăng 0,4% trong tháng 9. Theo Bộ Lao động Mỹ, chủ yếu do giá thực phẩm, nhà ở và xăng dầu. So với cùng kỳ năm ngoái, giá cả đã tăng 5,4%, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 1/1991. Lạm phát là thứ người Mỹ đã nhắc đến trong suốt năm 2021. Dưới đây là mức tăng giá của một số danh mục hàng hoá chính ở Mỹ:
- Thuê xe: 42,9%
- Xăng: 42,1%
- Xe qua sử dụng: 24,4%
- Khách sạn: 18%
- TV: 12,7%
- Đồ nội thất: 11,2%
- Thịt, gia cầm, cá, trứng: 10,5%
- Ô tô (mới): 8.7%
- Đồ gia dụng: 7,1%
- Điện: 5,2%
- Nhà hàng: 4,7%
Hàng hóa tiêu dùng tăng sẽ ảnh hưởng đến những ai?
Covid-19 được xem là lý do chính dẫn đến lạm phát tại Mỹ. Tuy nhiên, vẫn còn một vài lý do khác. Chẳng hạn, giá ô tô bị đẩy lên cao vì tình trạng thiếu chip và lượng hàng tồn kho thấp. Giá vé máy bay và các chi phí du lịch đắt hơn nhiều so với năm 2020 vì mức giá một năm trước quá rẻ. Mặc dù các nhà kinh tế Mỹ khẳng định trong nhiều tháng nay rằng lạm phát chỉ là tạm thời, giá cả hàng hóa tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng. Tiền lương của người Mỹ chỉ tăng 4,6% trong tháng 9 so với một năm trước trong khi giá cả hàng hoá đã tăng 5,4%.
Greb McBride, Giám đốc phân tích tài chính tại Bankrate cho biết: “Một số mặt hàng như giá xe qua sử dụng, vé máy bay, quần áo đang trên đà giảm giá sau những đợt tăng mạnh hồi đầu năm. Tuy nhiên, lạm phát vẫn gia tăng”. Ông cho rằng giá nhà tăng là điều đặc biệt đáng lo ngại với các gia đình trung lưu ở Mỹ. “Việc gia tăng chi phí nhà ở sẽ gây ra tác động tài chính tiêu cực. Các hộ gia đình cảm thấy lo lắng nhiều hơn về giá cả hàng hoá”.