Lươn là loại động vật sống dưới nước, thường sống ở ruộng bùn, ao hồ, khi bước vào nuôi lươn thương phẩm chúng ta nên tìm hiểu thức ăn cho lươn để đảm bảo cho lươn phát triển khỏe mạnh và tăng trọng tốt. Trong những năm gần đây, người dân miền Tây Việt Nam rộ lên việc nuôi lươn, nhiều người thắc mắc không biết nuôi lươn có dễ không? Thực tế, lươn là loài sống ngoài tự nhiên, vì giá trị dinh dưỡng cao, số lượng ít nên người dân đã bắt đầu sử dụng nghề nuôi lươn như một nghề để cải thiện kinh tế gia đình.
Mục Lục
Thiết kế bể sinh sản

Bể có dạng hình chữ nhật, diện tích 2m2/bể, bể có chiều cao 1m; chiều rộng 1m, dài 2m, có đặt ống xả nước, mực nước duy trì 0,3m, bể nữa nổi nữa chìm. Chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, có nguồn nước tốt không bị ô nhiễm làm bể cho lươn sinh sản.
Chọn giống, mật độ thả: Chọn lươn bố mẹ có thời gian nuôi từ 10 – 12 tháng; khối lượng trung bình lươn bố mẹ: 10 con/kg. Lươn lớn (lươn đực): cỡ 5-8con/kg; lươn nhỏ (lươn cái): cỡ 9-14 con/kg. Tỷ lệ đực cái là 1:1 (về số lượng). Mật độ thả: 10 con/m2.
Chăm sóc và quản lý: Sau 5 ngày thả lươn vào bể bắt đầu cho lươn ăn; nhưng với lượng ít sau đó tăng dần theo khẩu phần ăn của lươn, ngày cho ăn từ 2 lần; thức ăn cho lươn sinh sản sử dụng thức ăn công nghiệp có độ đạm 30-40% với lượng thức ăn 3 – 5% tổng khối lượng lươn; và kết hợp với trùn quế. Nếu thấy nước bị thất thoát do bốc hơi hoặc chất lượng nước kém thì tiến hành cấp thêm nước.
Vớt trứng, ấp trứng của lươn
Sau khi thả lươn được 20 ngày thì tiến hành kiểm tra xem lươn đẻ chưa; nếu lươn đẻ tiến hành vớt trứng (chỉ vớt trứng khi trứng chuyển sang màu đỏ có tượng hình lươn con); không nên vớt trứng vàng vì tỷ lệ nở thấp, trứng vớt lên có lẫn bùn nên được rửa nhiều lần qua nước sạch. Sau đó dùng thau nhựa, thùng nhựa,…để ấp trứng lươn.
Mật độ ấp 1.000 trứng/10 lít nước và có sục khí, hàng ngày thay nước từ 50 – 80%; nước sử dụng phải trong sạch, hàng ngày phải loại bỏ trứng ung (trứng có màu trắng đục) hay vỏ trứng. Ở nhiệt độ từ 26- 32oC trứng được ấp khoảng 5 – 7 ngày thì trứng nở; thả vào bể ấp một số chùm tua nilon làm nơi trú ẩn cho lươn con khi nở. Sau 7 – 10 ngày tiêu hết noãn hoàng chuyển sang bể ương.
Ương lươn bột theo mật độ phù hợp

Ương với mật độ 3.000con/m2, ương trong bể lót bạt; bể được thiết kế nghiêng về một phía và có đặt ống xả nước, mực nước 20cm; có giá thể là chùm dây nilon, thức ăn cho lươn ăn trong giai đoạn này là trùn chỉ hoặc là trứng nước; ngày cho ăn hai lần sáng và chiều, thay nước sau mỗi lần cho lươn ăn.
Sang tháng thứ 2, thứ 3 thì mật độ ương giảm dần; và có thể tập cho lươn ăn cá tạp xay nhuyễn phối trộn với thức ăn công nghiêp theo tỷ lệ 30% thức ăn công nghiệp + 70% cá tạp; hoặc tập cho lươn ăn hoàn toàn thức ăn công nghiệp.
Phòng trị bệnh
Trong quá trình nuôi phải quan sát hàng ngày để phát hiện những con bị bệnh (biểu hiện là tách đàn và ngóc đầu lên, không ăn, bơi vật vờ…), bắt những con này nhốt riêng và tắm mước muối 3% hoặc thuốc tím (KMnO4) để trị bệnh. Cho lươn ăn thêm Vitamin C để tăng sức đề kháng.
Vận chuyển
Lươn rất dễ vận chuyển, khi thuần hóa xong; trước khi bán giống phải dừng cho ăn 1 – 2 ngày, thả lươn vào bể nước sạch ít nhất 24 giờ trước khi vận chuyển; chuẩn bị thùng xốp hoặc dụng cụ vận chuyển chứa lươn. Khi đánh bắt, dùng vợt xúc nhẹ nhàng tránh sây sát (chú ý chỉ cho thêm một ít nước để lươn không bị khô da), vận chuyển xa thời gian trên 4 giờ thì đóng túi nilon bơm ô-xy.
Bà con cần tư vấn có thể liên hệ với ông Kim Văn Tiêu (số điện thoại 0437.711.297) để biết thêm thông tin.