Có khả năng sống ở nước ngọt và nước lợ (nồng độ muối <8 /% o), cá sặc rằn là đối tượng nuôi hấp dẫn, có nhiều ưu điểm so với các loại cá nước ngọt khác ở ĐBSCL. Cá nuôi có trọng lượng càng nặng thì giá thành bán càng cao và người nuôi hoàn toàn có thể chủ động được thời điểm xuất bán. Thời gian đầu tư từ tháng 6-8, vốn 30.000-35.000 đồng / kg cá (bao gồm thức ăn, thuốc thủy sản, nhân công…), giá bán hiện nay dao động khoảng 65.000 đồng / kg (cá loại 06 con/kg). Do năng suất và lợi nhuận cao nên hiện nay nhiều nông dân đang chuyển đổi các đối tượng nuôi nước ngọt khác sang nuôi cá sặc rằn – một loại đặc sản rất đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ.
Tập tính sinh học
- Cá sặc rằn còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như; cá bổi hay còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía xiêm hay cá lò tho
- Phân bố rộng tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và phát triển tại Malaysia, Indonesia
- Nhiệt độ thích hợp nhất để cá sặc rằn phát triển tốt nhất từ 25 -300C
- Độ pH từ 7-7.5
- Là loài cá sống ở nước ngọt tại kênh rạch, ruộng, ao, hồ
- Cá sặc rằn cũng là loài cá ăn tạp dễ nuôi
- Đây là bước đầu tiên bạn phải biết trong kỹ thuật nuôi cá sặc rằn
Thiết kế ao nuôi
- Thiết kế ao nuôi cá sặc rằn có thể làm nhiều quy cách khác nhau như; ao hình vuông, chữ nhật, elip, hình tròn…không nên che phủ kín ao nuôi hoàn toàn. Vì ao cần có ánh sáng ban ngày để các sinh vật phù du phát triển.
- Nên nuôi dạng ao nổi lót bạt nhằm tránh nhiễm phèn, ao nuôi cá sặc rằn có thể làm cao 1 – 1,5m.
- Ao nuôi cá cần làm hệ thống cấp thoát nước cũng như lối đi lại chăm sóc tiện lợi nhất
Mật độ thả cá
- Lựa chọn cá sặc rằn giống từ khoảng 190-200 con/kg, kích thước đều nhau, nơi cung cấp giống uy tín có kiểm dịch định kỳ
- Đối với ao chuẩn bị tốt như; gây màu nước, tạo thức ăn tự nhiên phong phú thì có thể thả cá sặc rằn mật độ từ 30-35 con/m2 .
- Mật độ thả này còn phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi cá sặc rằn của từng người, người mới có thể thả thưa hơn, đối với người có kinh nghiệm chắc chắn sẽ tự biết cân đối được mật độ thả
- Lưu ý: nên thả cá vào sáng sớm hoặc chiều mát tránh bị sốc
Kỹ thuật nuôi dưỡng cá sặc rằn đúng cách
Cần kết hợp thức ăn dạng cám viên công nghiệp và thức ăn tự chế biến sao cho đủ chất dinh dưỡng cho cá ở mức cao nhất
Đối với thức ăn tự chế biến
Thức ăn tự chế cho cá sặc rằn ăn gồm: cám, bột cá ”loại cá tươi hoặc phụ phẩm của nhà máy, lò mổ xay nhỏ cho cá ăn”
Đối với thức ăn công nghiệp
Nên sử dụng loại cám có hàm lượng đạm cao từ 30% trở lên. Nếu cá mới thả càng nhỏ, lượng đạm cao hơn. Vì vậy bà con nên chọn lượng đạm cao từ 35%
Nên cho cá ăn ngày 3 lần . Khẩu phần thức ăn : 5 – 7% trọng lượng cá/ngày.
Có thể bón phân chuồng bổ sung 2 tuần/lần 30 – 40 kg/100 m 2 ao để tăng thức ăn tự nhiên cho cá.
Nên làm sàng ăn để kiểm soát được lượng thức ăn thiếu hoặc dư thừa
Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sự phát triển của cá để kịp thời xử lý.
Cá sặc rằn nuôi khoảng 8 – 10 tháng cá đạt trọng lượng 100 – 200 g/con có thể thu hoạch được.
Phòng trị bệnh và thu hoạch
Quá trình nuôi có thể định kỳ 15 ngày/lần hay khi phát hiện có bệnh nhiễm khuẩn thì có thể sử dụng 1 trong các loại thuốc diệt khuẩn như BKC, Clorin, Virkon A, Iodin để tát vào ao theo liều hướng dẫn trên bao bì.
Khi phát hiện cá bị bệnh đen mình hay ký sinh có thể sử dụng CuSO4, Formol tát vào ao.
Trong quá trình nuôi có thể trộn thêm Vitamin C vào thức ăn theo chu kỳ 3 lần/10 ngày nhằm tăng sức đề kháng cho cá nuôi.
Sau 6 – 8 tháng nuôi có thể tiến hành thu hoạch, khi đó cá đạt tiêu chuẩn thương phẩm (120- 200 g/con).
Bơm tháo nước, chừa 0,8 m rồi kéo thu hoạch dần bằng lưới kéo. Khi kéo không còn nữa mới bơm cạn rồi thu hoạch dứt điểm.