Như nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm khác kỹ thuật nuôi vịt trời tuy không đòi hỏi quá khắt khe khi chăm sóc, nhưng người nuôi phải đảm bảo các biện pháp phòng ngừa bệnh tật. Đây là một trong những khâu đóng vai trò quan trọng, vì nếu quá chủ quan, vịt dễ nhiễm bệnh, người nuôi sẽ chịu thiệt hại kinh tế nặng nề sau bao công sức đổ vào.
Trước khi bắt tay vào nghề chăn nuôi này cần nắm kiến thức vững chắc và tính toán kỹ lưỡng về chọn giống, cách xây dựng chuồng trại, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, biện pháp ngăn ngừa bệnh,…tạo môi trường sống hoàn hảo cho vịt phát triển khỏe mạnh đạt năng suất cao. Mọi kiến thức thu thập được sẽ là nền tảng hữu ích giúp người nuôi xây dựng kỹ thuật nuôi hay xử lí kịp thời khi vịt nhiễm bệnh, bài viết này của Crlww.com sẽ cung cấp một số kinh nghiệm khi nuôi giống vịt này, mời bạn tham khảo.
Cách chọn giống vịt trời
Khâu lựa chọn vịt trời giống quyết định tới 30% hiệu quả chăn nuôi loại gia cầm này. Cần lưu ý lựa chọn con giống có những phẩm chất sau đây cho đàn vịt nhà mình:
- Vịt giống phải lựa chọn những con có bố mẹ to lớn, khả năng tăng trọng cao, phẩm chất tốt để vịt con thừa hưởng được những đặc tính di truyền tốt.
- Không lựa chọn vịt trời thương phẩm làm giống.
- Lựa chọn mua vịt con tại những cơ sở chăn nuôi uy tín, đảm bảo cung cấp giống sạch bệnh, nguồn gốc rõ ràng.
- Lựa chọn những con vịt mới nở có các đặc điểm: lông mượt, rốn khô, chân mỏ đều, cơ thể cân đối, nhanh nhẹn và nặng từ 45g trở lên để làm giống nuôi thương phẩm.
- Loại bỏ những con bị dị tật, 2 chân không cân đối, lông bết, ủ rũ hoặc chậm chạp.
Cách xây dựng chuồng trại
Do vịt trời có thể biết bay nên khi thiết kế chuồng trại cần phải có chiều cao tối thiểu là 1 mét. Một biện pháp phòng ngừa tốt nhất là chôn tường rào hoặc căng lưới cắm cọc vây kín xung quanh. Chuồng nuôi vịt trời cũng phải cao ráo, thoáng, sạch và đảm bảo tính liên hoàn từ thức ăn, máng uống hay nơi chúng nghỉ và đẻ trứng… Do vịt trời thường xuyên bơi lội nên ngoài thiết kế chuồng trại cần phải có ao. Nếu có điều kiện có thể đào ao. Còn không bạn nên xây những bể nước xung quanh để giúp vịt trời bơi lội và tắm.
Hướng dẫn nuôi vịt trời nhanh lớn
Trong thời gian mới bắt vịt trời về vì chúng còn quá nhỏ. Nên quây lồng úm đảm bảo nhiệt độ vừa phải không nóng không lạnh. Để chúng thích nghi với điều kiện môi trường sống. Đến khi vịt trời quen dần thì mới đem chúng ra ngoài tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Ngày đầu có thể cho vịt tập ăn bằng bột bắp hoặc tấm. Nếu có điều kiện nên cho vịt ăn thức ăn hỗn hợp.
Khi vịt được 15 ngày tuổi nên cho ăn hai lần kết hợp chăn thả ngoài đồng. Để cho vịt kiếm thêm thức ăn. Nếu cho vịt ăn đơn thuần là tấm, cám trong giai đoạn này. Cần bổ sung thêm chất đạm như tôm, cua, cá. Từ ngày thứ 20 trở đi có thể tập cho vịt ăn lúa. Tiêm phòng vacxin phòng bệnh dịch tả vịt lần 2 lúc vịt 21 ngày tuổi sử dụng vacxin Kapevac hoặc dịch tả đông khô TW2 tiêm.
Sau 30 ngày tuổi vịt ăn lúa được và có khả năng tự kiếm mồi. Lúc này vịt có thể cho chạy đồng. Ở các giống vịt thịt, ngày tuổi thứ 80 là thời điểm thích hợp nhất để bán thịt. Cuối cùng và quan trọng nhất là trước khi đẻ trứng, vịt cũng giống như gà vậy, cần rất nhiều canci. Bạn nên tăng khẩu phần ăn này trong mùa sinh sản của vịt.
Lưu ý khi nhặt và bảo quản trứng
Vịt trời thường đẻ tập trung vào 2 – 4 giờ sáng, nhưng có thể đẻ muộn đến 8 – 9 giờ sáng. Nên nhặt trứng làm 2 – 3 lần để trứng được sạch sẽ và tránh dập vỡ. Cách bảo quản trứng nên rửa sạch bằng dung dịch có chứa chlorin theo nồng độ 1250 ppm. Cứ 10 lít nước ấm pha 50 gam chất có chứa 25% chlorin. Tuyệt đối không được rửa trứng bằng nước lã, nước dơ, vì như vậy vi trùng dễ xâm nhập làm thối trứng. Trứng đựng vào khay, cần bảo quản nơi khô mát. Nếu có phòng lạnh bảo quản ở nhiệt độ 18 – 20oC thì càng tốt.
Biện pháp phòng bệnh cho vịt trời
Tuy vịt trời có sức đề kháng cao hơn hẳn vịt thường nhưng người nuôi vẫn cần tiêm vaccine phòng bệnh thường gặp như dịch tả, cầu trùng, H5N1, viêm gan… Trước khi thả vịt cần nạo vét sạch chất độn chuồng cũ, phun các thuốc sát trùng chuồng trại. Trong thời gian úm vịt nên thường xuyên thay đổi chất độn chuồng hoặc rải thêm trấu hàng ngày. Phun xịt thuốc sát trùng định kỳ 3 ngày/lần khi xung quanh có dịch bệnh và 7 – 10 ngày/ lần trong điều kiện bình thường.
Giá bán cao gấp đôi gấp ba vịt thường. Do đó nếu có điều kiện bà con nên nuôi vịt trời hơn các loại vịt khác. Nhưng phải biết cách áp dụng đúng phương pháp nuôi mới. Đem lại hiệu quả như mong đợi. Ngoài những kiến thức cơ bản trên cần phải học hỏi nhiều kinh nghiệm nuôi hơn nữa. Để áp dụng cho mô hình của mình.