Chim cút mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao vì đây là loại thực phẩm bổ dưỡng mang nhiều lợi ích sức khỏe nên có nhiều người Việt Nam ưa chuộng. Nuôi loại chim này có nhiều phương pháp nhưng nhìn chung phải đảm bảo những yếu tố cơ bản về kĩ thuật chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng, môi trường sống đảm bảo kết hợp những kinh nghiệm của người nuôi. Với bài viết hôm nay, Crlww.com sẽ cung cấp một số thông tin về cách nuôi chim cút khi mới nở, nuôi chim để thịt và những lưu ý để phòng tránh bệnh tật, để biết chi tiết, hãy tham khảo bài viết sau.
Hướng dẫn nuôi chim cút mới nở
Cút non sau khi nở sẽ được thả ngay vào lồng úm và sưởi để duy trì thân nhiệt. Tuần đầu tiên giữ cho lồng úm ở 340C và cứ mỗi tuần giảm 30C cho đến tuần thứ 4. Mật độ úm cũng giảm dần theo thời gian, tuần đầu là 200 con/m2 và mỗi tuần giảm 50 con cho đến tuần thứ 4.
Trong giai đoạn này, chim chưa chủ động tìm nguồn thức ăn và kích thước chim còn nhỏ nên phải đặt máng thức ăn và nước uống phía bên trong chuồng. Bà con có thể trộn hỗn hợp bắp – lúa – cám viên theo tỉ lệ 2-2-1 để làm thức ăn chính. Ngoài ra, chim non rất cần bổ sung các vitamin để tăng cường sức đề kháng, bà con có thể trộn khoáng Premix vào thức ăn hoặc pha vào nước uống.
Máng thức ăn và nước uống được đặt quanh lồng để đảm bảo tất cả cá thể đều có thức ăn. Máng được làm bằng vật liệu dẻo mềm, kích thước 50x5x5cm hoặc ngắn hơn. Mỗi chim non ăn hết khoảng 10 – 15g thức ăn/ngày và uống khoảng 30ml nước.
Hướng dẫn nuôi chim cút thịt
Từ ngày thứ 25 sau khi nở, những cá thể được dự đoán không có khả năng sinh sản tốt sẽ được tách sang chế độ nuôi thịt. Lúc này chim cút được cho ăn tự do cả ngày đêm. Để vỗ béo và xuất chuồng. Khi được 45 ngày tuổi. Mật độ nuôi cút thịt khoảng 60 con/m2
Chế độ dinh dưỡng của cút thịt cần bổ sung tinh bột. Đđể tăng trọng nhanh, công thức trộn thức ăn là 4 bắp – 1 lúa – 1 cám. Ngoài ra vẫn phải bổ sung vitamin và khoáng chất cho đàn.
Ngăn ngừa bệnh tật cho đàn chim cút
Chim cút là loài có sức đề kháng rất mạnh. Tuy nhiên việc phòng ngừa bệnh cho đàn chim phải được thực hiện đầy đủ và đều đặn. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, giữ cho chuồng nuôi ấm nhưng thoáng. Hạn chế cho đàn tiếp xúc với cá thể chim lạ.
- Tiêm vắc xin định kỳ cho cả đàn từ khi chúng còn rất nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi chúng vào đẻ để ngừa bệnh.
- Thức ăn cần tươi, sạch không được mốc hay có mùi lạ. Trong môi trường ẩm ướt nhiệt độ cao thì thức ăn phải đảm bảo để chim không bị ngộ độc.
- Bổ sung vitamin A để tránh sưng mắt
- Thêm canxi và photpho để tránh bị bại liệt.
- Trong quá trình chim đẻ trứng thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng chim bị suy dinh dưỡng, chim đẻ không đều và trứng đẻ ra bị dị dạng.
Tổng kết
Nuôi chim cút sinh sản là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả rất cao. Chim cút rất dễ nuôi và có thể thích nghi với mọi điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Nuôi chim cút đẻ trứng có thể khai thác được song song nguồn thịt và trứng với giá trị thương phẩm khá ổn định:
- Chim thịt trống 5,000/con (12 – 15 con/kg)
- Chim mái non 8,000/con (9-11 con/kg)
- Chim mái già 15,000/con (6-8 con/kg)
- Trứng chim: 3000 – 4000/ chục