Vào mùa giá rét, gia cầm dễ bị nhiễm lạnh và mắc nhiều loại bệnh. Do đó các biện pháp giữ ấm, xây dựng chuộng trại hay cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống để gia cầm khỏe mạnh là rất quan trọng. Với những hộ chăn nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm khi vào thời tiết này, lượng gia cầm sẽ nhiễm bệnh và chết với số lượng lớn. Vì vậy bài viết hôm nay sẽ chia sẻ đến bà con một số kinh nghiệm cũng như lưu ý cần biết nhằm chống rét cho gia cầm hiệu quả nhất, để biết thông tin chi tiết, hãy đọc bài viết sau của chúng tôi.
Mục Lục
Cách chống rét cho gia cầm
Phải có hệ thống chụp sưởi để đảm bảo nhiệt độ quây úm thích hợp 32 – 340C. Chất độn chuồng dày 8-10 cm, đảm bảo luôn khô ráo, sạch sẽ. Trong thời gian úm bà con nên thường xuyên theo dõi nhiệt độ và trạng thái sức khoẻ đàn gia cầm. Thời gian chiếu sáng là 2 tuần tuổi đầu. Cần cho gia cầm ăn suốt cả ngày đêm nên phải chiếu sáng 24/24h. Sáng tuần thứ 3 thời gian chiếu sáng giảm dần đảm bảo đủ ánh sáng cho gia cầm ăn uống.

Cách cho gà uống nước: Ngày đầu tiên đưa gà về nuôi, bà con nên cho uống thuốc trợ sức trợ lực. Để tăng sức đề khỏng cho gà: 50g đường gluco + 1g vitamin C/1 lớt nước. Sau 2 Giờ mới cho gà ăn để gà tránh bị bội thực. Trong tuần đầu bà con nên cho gà uống nước sôi để nguội. Nhiệt độ nước thích hợp cho gà uống khoảng 200C (nước uống phải sạch).
Khi gà uống đủ nước bà con mới tiến hành cho gà ăn bằng thức ăn của gà con. Có hàm lượng đạm từ 21 – 22%. Yêu cầu thức ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Tùy theo giai đoạn nuôi giống gà và hướng sản xuất. Đối với giai đoạn gà con nên cho gà ăn thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Của các hãng như Con cò, Hygro…Trong giai đoạn này cho gà ăn tự do cả ngày lẫn đêm cho ăn nhiều bữa 5 -6 bữa/ngày. Mỗi lần đổ thức ăn mới nên sàng thức ăn cũ. Để loại bỏ chất độn chuồng lẫn vào trong thức ăn.
Những lưu ý cần biết

- Hàng ngày vệ sinh máng ăn, máng uống, thay nước 2-3 lần/ ngày
- Kiểm tra chất độn chuồng nếu chỗ nào ẩm ướt phải thay ngay.
- Khi mới nhập gà về và vào những ngày có thời tiết thay đổi đột ngột phải bổ sung thuốc kháng sinh và tăng cường trợ sức trợ lực
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của đàn gia cầm, phát hiện những con có biểu hiện bất thường như giảm ăn, ho, khó thở, tiêu chảy, ủ rũ… để kịp thời xử lý
- Cần thực hiện nghiêm ngặt quy trình phòng Bệnh của thú y.
- Đối với gia cầm chăn thả: Không nên thả khi thời tiết có mưa, giá rét, chỉ chăn thả khi vườn, bãi chăn thả khô ráo, thời tiết ấm áp
Ngoài ra cần lưu ý không nên dùng phương pháp sử dụng máy sưởi than hoặc sưởi thủ công bằng than, dầu, xăng. Gây tốn kém nguyên liệu, đốt cháy oxy của gia súc gia cầm,…Vừa gây ô nhiễm môi trường vừa có thể làm cho gia súc gia cầm khó thở, chậm lớn. Thậm chí bị tiêu diệt vì không đủ oxy. Trên đây là một số lưu ý mà chúng tôi chia sẻ để giúp bà con nông dân có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc gia cầm. Giúp hạn chế dịch bệnh phát sinh, phát tán trên đàn gia cầm mang lại hiệu quả, năng suất chăn nuôi cao.