Nếu ăn uống không hợp vệ sinh, ăn sai loại thức ăn,… có thể làm thỏ bị tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy thực sự rất nguy hiểm với thỏ. Vì cơ bản sức đề kháng của thỏ không thực sự tốt, nó rất nhạy cảm với mọi tác nhân gây bệnh. Tiêu chảy làm thỏ mệt mỏi, cơ thể mất nước, mất sức, có thể đe doạ tính mạng. Bạn đã biết gì về cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cho thỏ chưa? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ về cách phòng tránh bệnh cho thỏ. Nhưng trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đã nhé.
Nguyên nhân làm thỏ bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy của thỏ là bệnh rất thường gặp và khi phát hiện được bệnh thì bệnh đã nặng, rất khó trị. Bệnh này xảy ra nhiều nhất cho thỏ con và cả thỏ lớn. Có nhiều nguyên nhân khiến thỏ bị bệnh này:
- Tiêu chảy do thức ăn: Do thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh: như rau cỏ cắt về không rửa sạch và phơi ráo nước. Có khi khẩu phần ăn thiếu hẳn chất xơ (cỏ khô) hoặc qua nhiều chất bổ dưỡng
- Tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Thức ăn nước uống có vi khuẩn Eschrischia coli.
- Tiêu chảy do môi trường sống: Chuồng trại quá trống trải nên lạnh lẽo về đêm. Do thỏ (thỏ con) bị stress vì quá sợ hãi vì tiếng ồn của động cơ, của người qua lại đông đảo (gần chợ, gần trường học, hoặc trẻ con lui tới chuồng thỏ nghịch phá…).
Cách điều trị và phòng tránh
Khi phát hiện thỏ có triệu chứng bị bệnh tiêu chảy như mệt mỏi, đau bụng, lông xù, phân lỏng và hôi thì nên nuôi cách ly. Chỉ cho thỏ bệnh ăn cỏ khô, uống nước sạch (nếu nước đun sôi càng tốt) tạm ngưng cho thỏ bệnh ăn rau cỏ tươi, kể cả thức ăn viên và ngũ cốc … Có thể sử dụng Streptomycin pha loãng cho uống 2 – 4 lần/ ngày, hoặc cho uống ta-nin 1%, hoặc xintominxin, biomixin theo hướng dẫn của nhà sản xuất, kết hợp với việc sử dụng nước chiết xuất từ các loại lá có chất chát như búp ổi, búp trà,… và tiêm hoặc uống vitamin A, B để tăng sức đề kháng.
Phòng bệnh bằng cách gìn giữ khu vực nuôi thỏ được ấm áp. Những lúc bên ngoài trời mưa to gió lớn, và đêm lạnh lẽo thì nên buông rèm sáo để môi trường sống của thỏ được ấm áp. Tránh làm cho thỏ lo sợ. Không nên thay đổi thức ăn đột ngột. Khẩu phần ăn phải có chất xơ và thức ăn phải hợp vệ sinh.
Thức ăn cho thỏ bị tiêu chảy
Có thể sử dụng 15g vỏ cam. Sau đó xắt nhỏ vào thức ăn để cho thỏ ăn. Cho ăn 2 – 3 lần/ngày là sẽ có dấu hiệu tốt hơn. Thỏ bị tiêu chảy do ăn thức ăn không tiêu hóa được có thể lấy táo gai hoặc men ủ rượu sau khi nấu. Nghiền thành thức ăn mịn và trộn vào thức ăn của thỏ. Liều lượng là 5 – 10g mỗi lần. Cũng cho ăn 2 – 3 lần/ngày
Thỏ bị tiêu chảy vì ăn thức ăn hỏng lấy 5 quả táo; 5g cam thảo và 25g đậu xanh cho hỗn hợp vào nước nấu chín. Cho thỏ ăn 2 – 3 lần/ngày. Có thể ăn trong 3 ngày. Điều trị sốt phó thương hàn co thể ngâm tỏi vào rượu từ 44°C trở lên. Tỷ lệ tỏi với rượu trắng là 1: 2. Sau khi ngâm 3 – 4 ngày lấy dung dịch ra ngâm thêm 2 lần nước đun sôi. Sau đó cho những con thỏ bị bệnh uống trong 6 – 7 ngày.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xem thêm cách phòng bệnh cho vật nuôi tại đây.