Những năm trở lại đây, xu hướng làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Nó không chỉ được áp dụng khi chăn nuôi bò, heo, mà đến nuôi gà các chủ nuôi cũng tìm đến vật dụng này. Rất nhiều bà con nông dân đã lựa chọn chế phẩm sinh học Balasa N01 để xử lý vệ sinh chuồng trại chăn nuôi gà, điều này đem lại hiệu quả cao và khắc phục được mùi hôi đáng kể. Với những công dụng vượt trội như vậy, thì việc chế tạo chúng như thế nào đang được rất nhiều bà con quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn chỉ ra cách làm đệm lót sinh học sử dụng chế phẩm sinh học Balasa N01 một cách dễ dàng nhất nhé!
Dùng chế phẩm Balasa N01 để xử lý chất lót nền chuồng
- Làm tiêu hết phân: mùi hôi thối, khí độc trong chuồng nuôi hầu như không còn, tạo môi trường sống tốt, không ô nhiễm. Cải thiện môi trường sống cho người lao động.
- Tạo cơ hội phát triển chăn nuôi ngay ở nơi dân cư đông đúc.
- Sẽ không phải thay chất độn lót trong suốt quá trình nuôi, giảm tối đa nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm chất độn lót chuồng.
- Giảm rõ rệt tỷ lệ mắc bệnh đặc biệt là bệnh tiêu chảy và bệnh hen ở gà. Giảm tỷ lệ chết và loại thải (gà đẻ 5%, gà thịt 2%). Vì vậy, giảm công và chi phí thuốc trong việc chữa trị con vật bị bệnh.
- Tăng chất lượng đàn gà và chất lượng của sản phẩm.
- Khi úm trên đệm lót sẽ giúp cho gà con khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt sau này. Gà nuôi trên nền đệm lót không bị thối bàn chân, không bị què chân, lông tơi, mượt và sạch. Thịt chắc, thơm ngon, giảm tồn dư kháng sinh.
- Giảm được công việc nặng nhọc trong việc thường xuyên thay đệm lót.
- Chi phí chung sẽ ít hơn nên thu nhập tăng lên.
- Về kỹ thuật khi áp dụng chế phẩm vi sinh này vào chuồng nuôi, bà con cần thực hiện đúng quy trình như sau:
- Đối với nền chuồng: Nền có thể láng xi-măng hoặc lát gạch. Nếu nền chuồng là nền đất, chỉ cần nện đất thật chặt, không cần láng xi-măng, lát gạch sẽ tốt hơn và giảm được chi phí xây dựng.
Làm đệm lót dùng úm gà, nuôi gà thịt
Làm đệm lót cho 25m2 nền chuồng theo các bước sau:
- Bước 1: Rải trấu lên toàn bộ nền chuồng dày 10cm, sau đó thả gà vào.
- Bước 2: Sau một thời gian (sau 7-10 ngày đối với gà nuôi úm, sau 2-3 ngày đối với gà nuôi thịt) quan sát trên bề mặt chuồng khi nào thấy phân rải kín (nền chuồng dơ), ta dùng tay hoặc cào cán ngắn để cào sơ qua lớp mặt đệm lót (lưu ý: Khi cào nên dồn gọn gà về từng phía một để tránh gây xáo trộn đàn gà).
- Bước 3: Sau khi cào lớp mặt xong thì rắc đều chế phẩm men đã được pha chế lên toàn bộ bề mặt đệm lót, sau đó dùng tay xoa trên mặt để men được phân tán đều khắp.
Cách làm chế phẩm men:
Lấy 1kg chế phẩm sinh học trộn đều với 5-7kg bột bắp hoặc cám gạo, cho thêm khoảng 2,5-3,2 lít nước sạch, trộn cho ẩm đều, sau đó cho vào túi hoặc thùng và để chỗ ấm và mát, ủ trong 2-3 ngày là sử dụng được. Như vậy, cần phải ủ chế phẩm men vi sinh trước khi rắc men 2-3 ngày.
Làm đệm lót lên men để nuôi gà đẻ trên lồng tầng
Làm nệm lót tại chuồng nuôi có sẵn
Do khoảng cách giữa đáy lồng với nền chuồng chỉ khoảng trên dưới 50cm nên khó thao tác, vì vậy phải tiến hành lên men nguyên liệu làm đệm lót ở bên ngoài sau đó mới đưa vào chuồng. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị: Để làm cho 25m2 diện tích đệm lót chuồng.
Đem 1kg Balasa N01 trộn 5kg bột bắp và cám gạo cho vào thùng, thêm 180 lít nước sạch, đậy kín để vào chỗ ấm trong 2 ngày sẽ được dịch lên men (hỗn hợp 1). Tiếp tục lấy hơn 2,5 lít dịch lên men đã làm ở trên cho thêm vào 5kg bột bắp và cám gạo trộn cho ẩm đều (hỗn hợp 2).
Cách lên men chất độn ở bên ngoài:
- Bước 1: Rải đều lớp mùn cưa dầy 10cm lên nền nhà.
- Bước 2: Rắc đều hỗn hợp 2 lên trên mặt độn lót.
- Bước 3: Tưới hỗn hợp 1 và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.
Chú ý: Nếu chất đệm là loại khó thấm nước thì cần tưới nước men (hỗn hợp 1) làm nhiều lần giúp dịch men thấm đều.
- Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày, nếu sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.
Hoàn thiện đệm lót lên men trong chuồng nuôi:
- Bước 1: Rải trấu hoặc mùn cưa lên nền chuồng đạt độ dầy 20cm.
- Bước 2: Rải đều 10cm mùn cưa đã được lên men ở bên ngoài lên trên mặt là được.
Làm nệm lót tại chuồng nuôi mới
Nếu nơi nào đất cao có thể đào nền chuồng nơi thải phân xuống sâu 30cm. Để nguyên đất nện không phải láng xi-măng.
Sẽ làm đệm lót ngay trong chuồng. Cách làm như sau:
- Bước 1: Rải trấu lên nền chuồng đạt độ dầy 20cm. Sau đó rải tiếp 10cm mùn cưa.
- Bước 2: Rắc đều 5kg bột bắp và cám gạo đã xử lý men lên trên mặt độn lót.
- Bước 3: Tưới đều dịch lên men và rắc đều bã còn lại lên trên mặt độn lót. Sau đó xoa nhẹ lớp trên mặt.
- Bước 4: Dùng bạt phủ kín. Sau vài ngày, sờ thấy đệm lót ấm nóng là có thể sử dụng được.
Để góp phần nâng cao hiệu quả của chế phẩm Balasa N01, người chăn nuôi cần áp dụng chế phẩm vi sinh Balasa N01 đúng quy trình như đã hướng dẫn, nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm bệnh tật, từng bước thay đổi quy trình nuôi theo hướng an toàn sinh học.
Sử dụng và bảo quản đệm lót sinh học cho gà
– Phải đảm bảo bề mặt đệm lót được tơi xốp. Định kỳ từ 1 đến 2 ngày phải cào bề mặt đệm lót một lần để giúp cho đệm lót được tơi xốp, phân và nước tiểu gà nhanh phân hủy hơn.
– Thời gian sử dụng đệm lót sinh học dài hay ngắn là tùy vào độ nén chặt hay không và lượng phân nhiều hay ít. Trong quá trình cào chỉ nên thực hiện ở trên bề mặt, không cào sâu xuống sát nền chuồng.
– Nuôi chừng vài tuần nếu có mùi hắc thì bà con cần xới tơi đệm lót. Hãy mở cửa cho thông thoáng. Trường hợp mùa nóng cần dùng quạt gió.
– Yêu cầu đệm lót nuôi gà phải luôn khô, đảm bảo khả năng tiêu hủy phân tốt. Cau một thời gian sử dụng phải bảo dưỡng 1 lần. Nghĩa là phải xới tơi bề mặt, rắc chế phẩm men đều lên mặt.
– Tránh không để nước mưa hắt vào làm ướt đệm lót.
– Khi nuôi gà ở trên nền đệm lót phải chú ý máng nước uống để tránh nước ướt đệm lót. Trường hợp bị ướt cần phải thay bằng lớp trấu mới.