Nếu quan sát trong tai chó, mèo nuôi kiểu nông thôn, bạn sẽ thấy những chất bẩn trong đó. Nếu cố gắng gở sẽ có thể làm tai mèo, chó bị chảy máu, trầy xước. Đó là một trong các biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh ghẻ tai. Bạn có muốn tìm hiểu tường tận về căn bệnh này ở chó, mèo không? Bạn muốn tìm cách phòng tránh hiệu quả nhất cho thú cưng của bạn khỏi căn bệnh này không? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho bạn để có cái nhìn tổng quát nhất. Cùng xem qua nhé.
Tìm hiểu về bệnh ghẻ tai ở chó, mèo
Trong tai mà cũng có ghẻ, nghe ghê vậy? Thật ra, tên cúng cơm của chúng là Otodectes cynotis, là loài ký sinh trùng sống trong ống tai chó mèo. Thức ăn của chúng là các mảnh da vụn trong tai. Mèo thường bị hơn chó, và thường gặp ở các bé độ tuổi thiếu nhi. Tuy nhỏ bé (chỉ có thể thấy qua kính hiển vi) nhưng chúng làm cho “gia chủ” sống rất khổ sở, ngứa ngáy, có thể dẫn đến viêm tai, tụ máu vành tai do lắc, gãi. Ngoài ra, chúng có thể “vi hành” đến các nơi khác trên cơ thể và gây ngứa dữ dội. Ghẻ tai truyền lây trực tiếp từ chó mèo nhiễm sang chó mèo khỏe.
Biểu hiện
Các biểu hiện dễ nhận biết khi chó mèo bị ghẻ tai: lắc đầu, dụi phần tai xuống sàn nhà hoặc cọ vào các vật dụng khác, gãi tai, gãi nhiều bất thường các bộ phận khác trên cơ thể. Để xác định chính xác, bác sĩ sẽ lấy dịch tiết trong tai, soi dưới kính hiển vi và tìm cái ghẻ. Khi bé nhà bạn được chẩn đoán nhiễm ghẻ tai, bạn cần phải chăm sóc bé dựa trên sự hướng dẫn của bác sĩ thú y.
Cách điều trị
- Sử dụng thuốc điều trị ghẻ tai và viêm tai do phụ nhiễm (nếu có)
- Thường xuyên vệ sinh tai để giảm lượng chất tiết và loại bỏ một phần ghẻ tai
- Sử dụng thuốc phòng ký sinh trùng để ngừa tái nhiễm ghẻ tai và ngừa các loài ký sinh trùng khác
Cách phòng bệnh
Sau khi bắt đầu điều trị, con mèo của bạn sẽ nhanh chóng giảm thiểu các triệu chứng ngứa. Việc gãi tai quá mức, rung lắc đầu, sẽ bắt đầu giảm dần sau vài ngày.
Rận tai rất dễ lây truyền từ mèo sang các vật nuôi khác, bao gồm chó, thỏ chuột và chồn sương. Rận tai không lây sang người. Trứng rận tai được truyền qua sự tương tác xã hội, như ngủ chung hoặc chơi với nhau. Vì lý do này, tất cả các con vật nuôi phải được điều trị cho ve tai, ngay cả khi chỉ một hoặc hai con có triệu chứng bệnh.
Môi trường sống của vật nuôi nên được làm sạch. Rửa đồ vật như chăn, chuồng của vật nuôi trong nước nóng và sau đó sấy nóng chúng cho đến khi khô hoàn toàn. Sau khi kết thúc điều trị, tiếp tục kiểm tra tai tai thú cưng thường xuyên để theo dõi sự tái phát rận tai hay không hoặc các vấn đề khác có liên quan. Việc điều trị và phòng ngừa rận tai nên được làm chặt chẽ bởi rận tai rất dễ tái phát nếu không được điều trị tận gốc. Ngoài ra bạn cần:
- Thực hiện tốt công tác phòng, trị ve rận,…
- Vệ sinh tai bằng bông mềm, tránh dùng các vật cứng gây xước da.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học giúp chúng đề kháng tốt với các nhân tố gây bệnh.
- Định kì kiểm tra rận tai để ngăn chặn kịp thời. Điều này có thể thực hiện bằng phương pháp soi kính tại phòng khám thú y.
Tổng kết
Ghẻ tai dễ phát hiện, dễ điều trị vì hiện nay trên thị trường đã có nhiều sản phẩm hỗ trợ. Nếu bạn nghi ngờ Boss nhà mình có các dấu hiệu của bị ghẻ tai thì đừng ngại đến bệnh viện để được bác sĩ tư vấn liệu trình phù hợp. Hãy chăm sóc thú cưng của bạn một cách tốt nhất!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xem thêm cách phòng bệnh cho vật nuôi tại đây.