Việc điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng phù hợp khi nuôi gà thịt là một trong những việc làm vô cùng quan trong và cần thiết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng của gà thịt. Mỗi giai đoạn gà lại có sức đề kháng khác nhau, vì thế thân nhiệt của gà cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Trong những ngày đầu giai đoạn còn bé, nhiệt độ cần phải đảm bảo đủ ấm, cũng như ánh sáng vừa đủ để gà không bị quá sợ.
Sau đó, những giai đoạn sau cũng cần phải theo dõi thường xuyên gà và điều chỉnh nhiệt độ cũng như ánh sáng cho phù hợp với thời tiết. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những kinh nghiệm điều chỉnh nhiệt độ và ánh sáng hợp lý cho gà thịt nhé.
Tiêu chuẩn nhiệt độ trong khi nuôi gà thịt
Tiêu chuẩn nhiệt trong khi nuôi gà thay đổi tỷ lệ nghịch với lứa tuổi của chúng. Gà con mới nở có thân nhiệt chưa ổn định, thân nhiệt thấp hơn gà trưởng thành (370C). Khả năng điều tiết thân nhiệt kém. Gà con có lớp lông tơ mỏng manh và khả năng sinh nhiệt kém nên dễ mất nhiệt, giảm thân nhiệt và chết vì lạnh, vì vậy cần phải sưởi ấm cho gà con.
Tiêu chuẩn nhiệt độ mùa lạnh
– Để theo dõi nhiệt độ, mỗi ô chuồng treo ở giữa chuồng 1 nhiệt kế cách mặt nền 50cm.
– Gà con ở giai đoạn dưới 3 tuần tuổi nếu không đủ ấm sẽ tụ lại với nhau, không ăn hoặc ăn rất ít, dẫn đến chậm lớn và tỷ lệ chết cao. Do đó cần duy trìnhiệt độ trong chuồng gần 30 độ C.
– Ở giai đoạn gà sau 4 tuần tuổi, hiệu quả thức ăn cao nhất khi nhiệt độ trong chuồng đạt 24 độ C, tuy vậy ở Việt Nam điều này khó thực hiện vào mùa hè.
– Gà trống broiler với khối lượng 1,8kg có thể bị chết vì stress nhiệt ở 35 độ C. Lúc đó cần cung cấp đủ nước uống cho gà. Nước uống là yếu tố quan trọng để duy trì sức chịu đựng của gà ở nhiệt độ 44-46 độ C, ở nhiệt độ giới hạn này thì gà chết hàng loạt.
Nhiệt độ vào mùa nóng
– Ở nhiệt độ 35 độ C, gà 7 tuần tuổi trở đi sẽ tiêu thụ nước uống tăng lên 4 lít mỗi giờ với 100 gà. Mùa nóng khi gà bị stress nhiệt cần được uống nước sạch, trong mát có pha vitamin C, vitamin nhóm B, đường glucoz và được uống thoả mái.
– Vào mùa nóng, chuồng nuôi phải có hệ thống xả khí lạnh hoặc thông khí (quạt gió) để hạ nhiệt và đẩy nhanh khí độc ra ngoài. Khi nhiệt độ trong chuồng nuôi từ 29 độ C trở lên phải dùng quạt thông gió bảo đảm 12-13 mét khối không khí trong 1 phút cho 1000 gà.
– Gà broiler dễ bị stress nhiệt vào ngày đầu của sự biến đổi nhiệt đột ngột. Bình thường gà con chịu đựng được nhiệt độ tăng cao từ từ, chúng tự điều chỉnh nhiệt độ thích hợp dưới chụp sưởi. Nếu gà con tụm lại dưới chụp sưởi thì phải tăng công suất bóng điện hoặc hạ thấp chụp. Nếu đàn gà tản xa chụp, thở nhiều thì giảm công suất điện hoặc mở rộng quây.
Điều chỉnh ánh sáng phù hợp
Gà broiler được chiếu sáng 23 giờ mỗi ngày. Khi tắt đèn chú ý đề phòng gà tụm lại ngạt thở và bị chết. Khi nuôi gà trong nhà kín (môi trường nhân tạo). Kết quả thí nghiệm với chế độ chiếu sáng: 1-2 giờ chiếu sáng. Sau đó 2-4 giờ không chiếu sáng (tắt đèn) cho thấy gà lớn nhanh. Chi phí thức ăn và năng lượng điện chiếu sáng giảm.
Chuồng nuôi gà con 3-4 tuần tuổi cần chiếu sáng. Với công suất 4 W 1 mét vuông nền chuồng, độ chiếu sáng giảm dần. Đến khi gà 21 ngày tuổi, chỉ cần ánh sáng mờ 15 W cho 20 mét vuông nền. Cường độ ánh sáng cao gây stress (sợ, quáng) cho gà. Làm gà hoạt động nhiều dẫn đến giảm tăng trọng.
– Nếu nuôi gà ở môi trường thông thoáng tự nhiên. Vào các buổi sáng mùa nóng cần cho ánh sáng. Mặt trời soi rọi vào chuồng để diệt khuẩn. Làm khô chất độn và đảm bảo thông khí.
– Ánh sáng phải được phân bố đều trong chuồng. Với các đèn chiếu cùng loại công suất để tránh cho gà con thích. Tụm lại nơi có ánh sáng mạnh hơn. Các thiết bị chiếu sáng phải được lau chùi sạch bụi thường xuyên. Nếu đèn bị bụi bám thì cường độ chiếu sáng sẽ bị giảm 50-60%.