Hội chứng dịch lở loét ở cá là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm gây hại cho cá. Chúng lây lan nhanh và đã xuất hiện tại nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, rất nhiều loài cá khác nhau cũng đã chịuảnh hưởng bởi bệnh này. Trong bài viết của crlww.com ngày hôm nay, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về hội chứng này. Nguyên nhân gây ra, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phương pháp phòng tránh,… tất cả sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây của chúng tôi
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp với các tác nhân truyền nhiễm gồm virus, vi trùng, nấm và cả ký trùng. Virus được xem như là tác nhân nguyên phát của bệnh. Các nhà khoa họa đã phát hiện được virus có tên Rhabdovirus trên cá bệnh. Virus này chỉ xuất hiện vào giai đoạn đầu của bệnh, làm kìm hãm hệ thống miễn dịch. Từ đó làm cá dễ mẫn cảm với các mầm bệnh khác. Sau đó virus bị tiêu diệt trước khi xuất hiện triệu chứng lở loét.
- Vi khuẩn: Một số loài vi khuẩn gây bệnh được phân lập trên cá bao gồm: Aeromonas hydrophyla, Aeromonas sobria, Pseudomonas fluorescens, Flavobacterium sp, Micrococcus sp, Vibrio sp, Nocardia sp…
- Nấm: Nấm không phải là tác nhân gây bệnh. Song sự cảm nhiễm nấm sẽ làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh, tăng tỷ lệ chết. Một số loài nấm được phân lập từ vết loét của cá thuộc giống Aphanamyces, Achlya và Saprolegnia
- Các yếu tố khác bao gồm vài loại ký sinh trùng đơn bào, đa bào, các yếu tố về môi trường như: nhiệt độ nước không thích hợp. Sự ô nhiễm nguồn nước hoặc thiếu dinh dưỡng cũng góp phần gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Dấu hiệu bệnh lý
Những dấu hiệu đầu tiên là cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm chạp. Khi bơi thường nhô cao cái đầu lên bị hoại tử lên trên mặt nước. Da cá sẫm lại, có vết mòn màu xám hoặc các đốm đỏ phát triển ở đầu, thân, các vây và đuôi. Những vết mòn dần dần lan rộng và sâu thành những vết loét, vẩy rụng, xuất huyết và viêm… Thời gian mắc bệnh thay đổi tùy thuộc vào loài cá, khí hậu và chất lượng nước. Bệnh thường xảy ra khi nguồn nước có nhiệt độ thấp (từ tháng 11 đến tháng 12 âm lịch).
Phương pháp điều trị và phòng tránh EUS
Việc lựa chọn để nuôi các loài cá có khả năng kháng với bệnh EUS cao. Là biện pháp hiệu quả nhất để quản lý bệnh. Ngoài ra, các biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập của nấm vào ao nuôi cũng là biện pháp phòng bệnh tốt. Thường xuyên rắc vôi nung (CaO) với nồng độ 20 ppm (2 kg vôi nung/ 100 m3 nước), hai tuần rắc một lần. Hoặc thay thế vôi bằng chlorine Ca(OCl2)2 với liều lượng 1ppm.
Ðàn cá giống trước khi thả cần được tắm bằng NaCl 2-3% trong 5-15 phút. Để tẩy trùng các tác nhân gây bệnh bên ngoài, duy trì môi trường nuôi có chất lượng tốt. Vào mùa bệnh, với các đối tượng nuôi có tính nhạy cảm cao với EUS. Nên bổ sung thành phần vitamin C vào thức ăn cho cá, để tăng khả năng đề kháng của cá. Để tiệt trùng nước, người nuôi có thể tham khảo sản phẩm Pronazol. Sản phẩm có thành phần chính là Dibromohydantoin (C5H6O2N2Br2). Dùng để xử lý nước ao nuôi, diệt khuẩn, nấm (Saprolegnia sp, Aphanomyces sp, Achlya sp, Fusarium sp, Acremonium sp và Geochitrum sp với dấu hiệu bệnh lý.
Lớp nhớt trắng đục, lang ben trên thân, vảy xù xì. Đôi khi có nhiều đốm đỏ, xuất huyết, lở loét, nguyên sinh động vật. Trùng quả dưa Ichthyophthirius sp, trùng bánh xe Trichodina sp, trùng loa kèn Epistylis sp và Vorticella sp,.. Đối với cá hương và cá giống bà con dùng 1 lít PRONAZOL/8.000-9.000 m3 nước. Cá thịt: 1 lít PRONAZOL/6.000-7.000 m3 nước. Sử dụng tốt nhất trong khoảng thời gian 8-10 giờ sáng.