Hiện nay, quá trình xúc tiến công nghiệp hóa nông thôn đang được nhà nước đẩy mạnh, các trại nuôi gà thịt với quy mô lớn mọc lên như nấm, nó đang là hướng phát triển khi tế của rất nhiều hộ gia đình. Để có thể nuôi gà thịt thành công, ngoài việc cần lựa chọn con giống, nguồn thức ăn và hạn chế bệnh dịch,… thì điều bà con cần lưu ý hơn cả đó là cách làm chuồng trại cho gà. Chuồng nuôi gà đúng kỹ thuật sẽ tạo ra một nơi trú ấn thoải mái đối với đàn gà, từ đó giúp hạn chế các mầm bệnh sinh sôi, đồng thời giúp đàn gà có thể sinh trưởng khỏe mạnh và phát triển tốt nhất. Bài viết dưới đây, mình sẽ chia sẻ kỹ thuật làm chuồng nuôi gà thịt hiệu quả tới bà con.
Chọn vị trí và hướng chuồng
Làm chuồng gà nên bố trí gần nhà và bếp để tiện quản lý, chăm sóc và bảo vệ, làm gần vườn cây, đồi rừng để tiện chăn thả. Chuồng nên làm theo hướng đông nam hoặc hướng nam để đón ánh sáng chiếu vào sàn. Đảm bảo chuồng trại luôn khô, thoáng… có rèm, liếp che chắn mưa, gió.
Chọn nguyên liệu làm chuồng nuôi gà
Chủ yếu là tường vách đất (nhào rơm và bùn trát) hoặc có thể làm tường ngăn bằng phên liếp, ván gỗ, xây gạch, đá ong… Mái lợp bằng tranh, rơm rạ, lá cọ, ngói, tôn xi măng… Chọn tre nứa già, chặt vào tháng 11-12 âm lịch là tốt nhất. Dùng những cây tre đực thẳng, luống nhỏ, chắc làm cột, khung đỡ. Nhưng đoạn giữa và gần ngọn làm sàn chuồng và ken xung quanh làm vách.
Các kiểu chuồng gà hiện nay
Làm mái lệch, chuồng có lòng rộng 1-1,2m. Mỗi chuồng làm 2-3 tầng, tầng trên cùng đặt giá các ổ đẻ. Mỗi ngăn dài 1,2- 1,5m, cao từ 0,4-0,5m. Sàn chuồng dưới cùng cách mặt đất 0,3-0,4m. Tầng thứ 2, 3 phía dưới sàn có khay đỡ phân bằng cót ép, bao xác rắn có khung đỡ có thể kéo ra kéo vào được.
Sàn chuồng làm bằng nan tre, luồng, nứa già vót hơi tròn được ken bằng mây (bền hơn là đóng đinh dễ bi gỉ) và có thể tháo ra được khi cần vệ sinh, phơi nắng. Sàn chuồng gà con, gà giò dùng nan có bề mặt rộng 1,2-1,6cm, khe rộng 0,8-1cm.
Sàn chuồng gà sinh sản, gà thịt lớn dùng nan có bề mặt rộng 2-2,5cm, khe rộng 1,2-1,5cm để phân lọt xuống khay đỡ ở dưới. Mặt trước các ngăn chuồng làm bằng các nan vót tròn, có thể chống lên để cho gà ra được.
Ngăn gà con, gà giò dùng nan có đường kính 0,8-1cm, khe giữa 2 nan rộng 1-1,5cm. Ngăn gà sinh sản, gà lớn dùng nan có đường kính 1,3- 1 5cm, khoảng cách giữa hai nan từ 2-2,5cm, để gà có thể thò đầu ra mổ thức ăn, uống nước được.1
Làm chuồng gà phù hợp
– Chuồng nuôi gà làm đơn giản bằng vật liệu rẻ tiền như: tre, nứa, luồng, lá cọ, tranh, rạ,… hoặc xây chuồng với mái lợp bằng tôn lá hoặc ngói. Nuôi 100 gà thả vườn cần diện tích khoảng 15-20 m2.
– Nên làm chuồng sàn bằng tre, gỗ, cao 40-50 cm so với nền chuồng (nền láng xi măng) để phân gà rơi xuống dưới, tránh bẩn, ẩm ướt và dễ dàng hót phân.
– Làm chuồng nuôi gà nơi cao ráo, hướng Đông Nam, tận dụng càng nhiều ánh sáng tự nhiên càng tốt.
– Chuồng nuôi gà mái đẻ làm hơi dốc để trứng lăn về trước, tránh giập vỡ trứng và gà mổ trứng.
Cổng trại gà và khu vực xung quanh chuồng nuôi
– Với cách làm chuồng nuôi gà thả vườn, cần chú ý phải có hàng rào bao quanh. Bà con có thể xây tường hoặc làm hàng rào lưới sắt, xung quanh chuồng trồng cây xanh để có bóng mát. Nếu xây nhiều dãy chuồng thì khoảng cách giữa các chuồng khoảng 25m.
– Đối với trại lớn cần chuẩn bị 2 hố sát trùng nhỏ để người chăn nuôi đi lại. 1 hố sát trùng lớn ở giữa dành cho xe ô tô vận chuyển thức ăn ra vào trại. Trại nhỏ kiểu nông hộ chỉ cần 1 hố sát trùng trước cửa chuồng. Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột.
Chuẩn bị vườn thả (bãi chăn)
– Bãi thả là nơi gà tự do vận động, tự tìm kiếm một số thức ăn, được tắm nắng để tạo vitamin làm xương rắn chắc. Gà sẽ tăng sức đề kháng, chất lượng thịt, trứng thơm ngon hơn.
– Diện tích bãi thả phải đủ rộng để gà vận động, mật độ trung bình 1 – 2 m2/con.
– Treo thêm máng ăn, máng uống để gà ăn bổ sung trong quá trình chăn thả (chú ý mưa ướt).
– Có thể thiết kế thêm khu vực tắm cát cho gà, kích thước khoảng 13 x 3 x 0,4 (m).
– Bãi chăn thả cần được san lấp bằng phẳng, dễ thoát nước, đảm bảo không bị đọng nước sau mưa.
– Trồng cây xanh để tạo bóng mát cho gà.
– Thường xuyên vệ sinh và khử trùng tiêu độc định kỳ đối với bãi thả.
Hi vọng bài viết của chúng tôi đáp ứng được nhu cầu và giải đáp được thắc mắc của bà con. Nếu có thắc mắc xin vui lòng gửi bình luận ở dưới, chúng tôi sẽ cố gắng trả lời trong thời gian tới.