Kỹ thuật ấp trứng trong nghề chăn nuôi vịt không thực sự dễ dàng. Để tỉ lệ nở thành công, tránh bị ung, vịt con khỏe mạnh thì người nuôi phải nắm những kiến thức cần thiết. Trong đó phải kể đến cách chọn trứng để ấp, lưu ý khi bao gói vận chuyển, bảo quản trứng, cách soi trứng, theo dõi vịt nở, nhiệt độ, độ ẩm hay phương pháp ấp trứng truyền hơi, trình tự tiến hành,…Như vậy để tìm hiểu về những thông tin quan trọng này, mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi.
Cách chọn trứng ấp, lưu ý bảo quản
Trứng vịt dùng để ấp nên chọn loại trứng có vỏ sạch sẽ, không sần sùi, không có mầm vôi trên vỏ trứng, không có vết rạn nứt, những vết bẩn như rơm rạ hoặc đất bùn, hình dáng trứng cân đối, không được quá tròn, quá dài hoặc méo mó dị tật bẩm sinh, trứng ấp phải trọng lượng đạt từ 60 – 70gram. Bà con không nên chọn trứng ấp đã được bảo quản quá lâu, trứng ấp nở cao nhất khi được bảo quản trong khoảng thời gian từ 5 -7 ngày, nhiệt độ 15-200C, ẩm độ 65-75%.
Soi trứng, nhiệt độ và độ ẩm tủ ấp
Trong quá trình ấp, bà con thường nên tiến hành soi trứng, thời gian soi trứng hợp lý nhất là vào khoảng 7-8 ngày sau khi ấp để loại bỏ những trứng không có phôi, chết phôi, trứng dập vỡ, rạn nứt còn sót lại. Để chọn trứng có phôi nên dùng đèn soi trứng, nếu trứng nào có mạch máu như mạng nhện là trứng có phôi, ngược lại thì nên loại bỏ để tiết kiệm diện tích.
Lần thứ hai bà con tiến hành soi trứng là vào ngày khoảng thời gian 18 ngày sau khi ấp để loại bỏ trứng chết phôi hoặc phôi phát triển kém. Trong giai đoạn vịt nở chính xác nhất vào khoảng 28 ngày. Đây là giai đoạn cần tuân thủ kỹ thuật nhiệt độ và độ ẩm kỹ lưỡng. Nếu chế độ ấp không tốt như nhiệt độ cao vịt sẽ nở sớm và tỷ lệ chết cao.
Nhiệt độ trứng trong phòng lúc bắt đầu vào lò ấp là 37 độ, từ 1-7 ngày là 36,5 độ, 8-15 ngày 37,5-38 độ. Về độ ẩm độ trong tuần đầu từ 60-65%; tuần thứ 2 và 3 từ 50-55%; tuần thứ 4 là 65-70%.
Kỹ thuật ấp trứng truyền hơi
Ấp trứng bằng phương pháp truyền hơi (không dùng trấu thóc nóng), sử dụng để ấp trứng mới. Trứng sau khi ấp được 5, 10 và 15 ngày thì tỏa nhiệt do phôi đã phát triển. Trứng đang ấp sẽ tiếp tục phát nhiệt. Làm cho trứng mới vào ấp nóng lên đến nhiệt độ cần thiết
Chú ý khi áp dụng phương pháp này cần phơi trứng ngoài nắng trước khi đưa vào ấp từ 20-30 phút. Khi phơi không để trứng trực tiếp xuống sân gạch quá nóng. Nên trải chiếu hoặc cót để tránh trứng bị chết phôi. Khi phơi trứng cũng phải đảo liên tục để trứng nóng đều. Phơi xong đem ấp ngay. Những ngày không có nắng nên hầm pho bằng cách đưa thóc nóng vào pho ủ từ 30-40 phút. Khi pho đạt nhiệt độ 39-40oC thì lấy thóc ra, đưa trứng vào ngay.
Trình tự tiến hành kỹ thuật ấp trứng
Thông thường ấp trứng trong pho nóng với thời gian 16-18 ngày. Nếu cho ấp 5 ngày một mẻ, thì trong pho đã có 3 mẻ trứng được ấp khoảng 5, 10 và 15 ngày. Như vậy đưa trứng mới vào ấp thì cần xếp lần lượt các mẻ như sau: Rrên cùng là mẻ đã ấp được 15 ngày, kế đến là mẻ 10 ngày, 5 ngày. Cuối cùng là mẻ trứng mới vào.
Sau 4-6 giờ phải đảo trứng một lần, chuyển trứng 15 ngày xuống dưới cùng, đưa trứng 10 ngày, 5 ngày, trứng mới lên theo thứ tự. Trứng được luân chuyển như vậy cho đến khi mẻ trứng lâu nhất là 18 ngày được chuyển ra pho lạnh. Sau đó 2 ngày ta lại tiếp tục cho trứng mới vào.
Ở một số cơ sở nuôi vịt, pho ấp thường làm sàn nhiều tầng (từ 3-4 tầng). Mỗi tầng cách nhau 25-30 cm. Trên đó xếp các mẻ trứng có số ngày ấp cao hơn. Để trứng cũ truyền nhiệt cho trứng mới. Tùy thời tiết, nhiệt độ ngoài trời mỗi lớp trứng được xếp dày mỏng khác nhau. Nếu nhiệt độ ngoài trời cao thì xếp trứng một lớp. Còn trời lạnh thì xếp lên nhau 2-3 lớp để giữ nhiệt.
Trong thời kỳ ấp trứng có thể đảo nhiều lần hơn. Càng về sau càng tăng thêm số lần đảo trứng. Trứng được đảo nhiều lần thì tỷ lệ nở càng cao. Đảo trứng làm từ trong ra ngoài. Từ trên xuống dưới, giữa ra rìa và ngược lại. Như vậy để biết thêm nhiều tin tức hữu ích khác, hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ Crlww.com.