Gà Đông tảo là một trong những giống gà quý hiếm và khá khó nuôi so với những loại gà khác. Với ưu điểm thịt thơm, chắc, ngon nên được rất nhiều người ưa thích. Hình giá khá lạ mắt nhưng giá trị dinh dưỡng của loại gà này cũng vô cùng cao. Trên thị trường, gà Đông tảo có giá đắt hơn nhiều lần so với gà thường, vậy nên có nhiều hộ gia đình lựa chọn gà Đông tảo làm vật nuôi để phát triển kinh tế. Chuồng nuôi gà Đông tảo cần được chọn vị trí và hướng chuồng phù hợp, đảm bảo chuồng luôn thoáng mát, có thể giải nhiệt được trong mùa hạ và cấp nhiệt cho gà vào mùa đông. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách làm chuồng gà và lồng úm gà Đông tảo đúng kỹ thuật nhé!
Gà Đông tảo là gì?
Gà Đông Tảo còn được gọi gà Đông Cảo, là giống gà quý hiếm, có nguồn gốc từ xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.
Gà Đông Tảo có kích thước khá lớn, dáng bệ vệ, trung bình 1 con có thể nặng từ 3.5 – 4.5kg. Người ta thường ví loài gà này giống như “dũng sĩ” bởi nó có cái đầu oai vệ, cặp chân to, thô, rất vững chãi, da đỏ. Toàn thân được tô điểm bởi lớp lông màu tím pha đen đặc trưng. Tuy có hình dáng trông hơi “đáng sợ” nhưng thịt của gà Đông Tảo rất ngon. Chất thịt mềm ngọt, không quá dai lại không có gân nên được rất nhiều người yêu thích.
Được biết đến là một giống gà quý cho chất lượng thịt ngon và hiệu quả kinh tế cao, hiện nay nhiều người dân đã mạnh dạn chăn nuôi gà Đông Tảo theo hình thức thả vườn giúp tiết kiệm tối đa chi phí mà gà vẫn phát triển nhanh và đạt chất lượng tốt. Việc chăn nuôi gà Đông Tảo tuy không khó, tuy nhiên nếu muốn đạt hiệu quả kinh tế đòi hỏi người thực hiện phải có những phương pháp đúng kỹ thuật. Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp người nuôi gà Đông Tảo tiết kiệm và hiệu quả.
Đầu tư vào gà Đông tảo
Khi bắt tay đầu tư vào chăn nuôi gia súc gia cầm thì bước quan trọng quyết định rất nhiều trong sự thành công của chăn nuôi là phải chuẩn bị được đảm bảo chuồng trại thật tốt. Nắm được một số đặc điểm của giống gà Đông Tảo so với gà thường. Chúng ít lông, khả năng chịu lạnh kém, dễ bị bệnh. Do đó trong khâu thiết kế chuồng gà nên lưu ý những điểm sau:
Hướng và địa điểm làm chuồng gà Đông tảo
Làm chuồng gà đông tảo nên bố trí gần nhà và bếp để tiện quản lý, chăm sóc và bảo vệ. Làm gần vườn cây, đồi rừng để tiện chăn thả. Chuồng nên làm theo hướng đông nam hoặc hướng nam để đón ánh sáng chiếu vào sàn, đảm bảo luôn khô, thoáng… có rèm, liếp che chắn mưa, gió.
Lựa chọn nguyên liệu
Chủ yếu là tường vách đất (nhào rơm và bùn trát) hoặc có thể làm tường ngăn bằng phên liếp, ván gỗ, xây gạch, đá ong… Mái lợp bằng tôn trống nóng,mái tranh, rơm rạ, lá cọ, ngói, tôn xi măng… Chọn tre nứa già làm sống chuồng. Nên dùng những cây tre đực thẳng, luống nhỏ, chắc làm cột, khung đỡ. Nhưng đoạn giữa và gần ngọn làm sàn chuồng và ken xung quanh làm vách.
Nuôi Đông tảo từ 1 – 45 ngày tuổi
Lồng úm
- Ba ngày đầu nên lót giấy xoi lỗ nhỏ để gà Đông Tảo con không bị trượt, dễ bẹp chân.
- Lồng úm gà nên bố trí trong 1 căn phòng đảm bảo khô ráo, kín gió, và tránh sương xuống hoặc nước mưa. Đảm bảo ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè.
Mật độ úm gà
- Tuần thứ nhất: 50 con/ mét vuông
- Tuần thứ hai: 30 con/ mét vuông.
- Tuần thứ ba: 20 con/ mét vuông.
Luôn đảm bảo chuồng rộng rãi, thoáng mát, tránh quá trật ảnh hưởng tới sức khoe và sức lớn của gà.
Chú ý nhiệt độ khi úm
Sưởi ấm lồng úm 15 đến 30 phút trước khi đưa Gà con vào lồng úm.
- Gà 1-3 ngày tuổi: 35oC
- Gà 4-7 ngày tuổi: 32oC – 35oC
- Gà 8-14 ngày tuổi: 28oC – 32oC
Trong thời gian úm cần quan sát: nếu Gà túm tụm vào 1 góc chuồng hay ở chỗ đèn úm là biểu hiện chúng bị lạnh. Nếu Gà tản ra đều, ăn uống bình thường là nhiệt độ đủ ấm. Điều chỉnh nhiệt độ trong lồng úm bằng cách nâng lên hoặc hạ thấp bóng đèn. Lưu ý dựa vào điều kiện nhiệt độ ngoài trời. Nếu trời mưa lạnh và ban đêm thì hạ thấp bóng đèn xuống. Khi trời nắng ban ngày thì nâng cao bóng đèn lên.