Giai đoạn chú chó của bạn có chữa (mang thai) sẽ luôn làm cho các Sen phải lo lắng rất nhiều. Điều này còn đáng nói hơn ở các Sen chưa có kinh nghiệm lần đầu chăm “bà đẻ”. Câu hỏi được đặt ra là trong thời gian thú cưng mang thai thì nên được chăm sóc như thế nào? Chế độ chăm sóc trong khi thú cưng mang thai phải vừa đủ dinh dưỡng vừa giúp thú cưng phòng bệnh. Dưới đây là một số cách chăm sóc những chú chó lúc mang thai để vừa khoẻ vừa hạn chế bị bệnh. Cùng xem qua nhé.
Chăm sóc chó tốt thời kỳ mang thai sẽ phòng được bệnh gì?
Bệnh cúm
Cúm chó là do virus “cúm chó” gây ra. Đây là một bệnh tương đối mới ở chó. Bởi vì hầu hết những con chó chưa hề tiếp xúc với virus, hệ thống miễn dịch của chúng không thể phản ứng hoàn toàn với virus và nhiều trong số chúng sẽ bị nhiễm bệnh khi chúng bị phơi nhiễm. Cúm chó lây lan qua dịch tiết đường hô hấp, các vật thể bị ô nhiễm (bao gồm bề mặt, bát, vòng cổ và dây xích). Virus có thể tồn tại tới 48 giờ trên bề mặt, tối đa 24 giờ trên quần áo và tối đa 12 giờ trên tay người. Chăm sóc chó tốt thời kỳ mang thai sẽ phòng được bệnh cúm nguy hiểm này.
Nhiễm nấm
Các sinh vật nấm trong đất có thể lây nhiễm cho chó khi chúng ăn hoặc đánh hơi đất bị ô nhiễm. Chó cũng có thể bị nhiễm qua da, đặc biệt là qua vết thương ngoài da. Những con chó bị ức chế miễn dịch (những con chó có hệ thống miễn dịch bị suy yếu do bệnh hoặc một số loại thuốc) có nhiều khả năng bị nhiễm các loại nấm này và phát triển bệnh. Chăm sóc chó tốt thời kỳ mang thai sẽ phòng được bệnh nấm hiệu quả.
Chăm sóc chó khi mang thai
Dinh dưỡng nửa đầu chu kỳ
Thời gian mang thai của Boss là 9 tuần. Vào giai đoạn 4-5 tuần đầu (nửa đầu chu kỳ ) Sen có thể cho Boss ăn uống như bình thường. Tuy nhiên khẩu phần ăn uống được đề xuất cho Boss là protein chiếm 29%, chất bé chiếm dưới 17%. Vì giai đoạn này Boss sẽ ít vận động, lượng chất béo tích tụ nhiều sẽ làm cho bé đẻ khó hoặc sẩy thai. Ngoài ra trong giai đoạn này Boss cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và photpho theo tỷ lệ phần trăm là 1 và 1,8% để đảm bảo con sau này có đủ sữa và khung xương khỏe mạnh.
Các thực phẩm chứa nhiều canxi có thể kể đến như trứng, sữa, xương, cá, tôm,…Sen có thể chế biến thành nhiều thức ăn để tránh bé thấy ngán. Thường sau 3 tuần bé sẽ bắt đầu chán ăn nhưng Sen đừng quá lo lắng vì đây chỉ là tình trạng bình thường giống việc thai nghén ở người thôi. Bé sẽ ăn uống lại bình thường sau 1 tuần. Nhưng nếu tình trạng chán ăn kéo dài hơn Sen cần đưa bé đến bác sĩ khám thai nhé. Thêm vào đó để chăm các bé tốt hơn Sen có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung thêm các loại thuốc cho các bé mang thai hoặc các loại sữa cung cấp các chất dinh dưỡng khác
Dinh dưỡng nửa cuối chu kỳ
Trong giai đoạn này các bé con trong bụng đã phát triển. Boss sẽ cần nhiều năng lượng hơn; thế nên Sen cần tăng khẩu phần ăn lên từ 35-50% để bé có thể phát triển toàn diện. Tuy nhiên, khẩu phần ăn còn phụ thuộc vào số lượng chó con nên Sen nhớ cân nhắc mà thêm thức ăn cho boss nhé. Một điều lưu ý đặc biệt là trong giai đoạn này cần chuẩn bị cho Boss nguồn nước sạch luôn luôn sẵn sàng để sử dụng khi Boss cần.
Ngoài ra theo các chuyên gia, thời gian nửa cuối chu kỳ này chó mẹ cần được bổ sung 2 loại axit béo EPA và DHA; mục đích là tăng cường sự linh hoạt của hệ thần của của cả mẹ và con. Điều này sẽ làm các bé được sinh ra phát triển toàn diện nhất. Hai loại axit béo này có thể bổ sung qua dầu cá. Sen dùng nó để trộn vào thức ăn cho Boss là đơn giản và hiệu quả nhất nè.
Dinh dưỡng cho chó giai đoạn sinh con
Khoảng thời gian trước giờ sinh từ 12-24h Boss có thể sẽ bỏ ăn. Nhưng đây là biểu hiện bình thường. Sen đừng ép bé ăn vì có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé. Giai đoạn này Sen chỉ cần chuẩn bị nước sạch ở gần ổ của bé để bé có thể cung cấp nước kịp thời là được rồi nè.
Song hành với việc chăm sóc dinh dưỡng cho bé yêu; Sen cũng cần chăm sóc bé giai đoạn mang thai này. Cần cách ly bé với các bé khác cùng nuôi trong nhà; tránh tiếp xúc với các loài động vật khác khi ra ngoài; nhất là giai đoạn từ 3 tuần trước khi sinh. Điều này hạn chế việc mắc các bệnh lý trong giai đoạn này. Đồng thời cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tẩy giun tránh trường hợp lây cho chó con sau khi sinh. Cuối cùng là nên cho các bé đi khám thai thường xuyên; từ đó để các bác sĩ có thể nắm rõ được tình hình sức khoẻ. Vậy mới có thể can thiệp kịp thời nếu có vấn đề nè.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Xem thêm cách phòng bệnh cho vật nuôi tại đây.