Hiện nay, có rất nhiều hộ gia đình và trang trại nhỏ đã chuyển sang nuôi ngỗng bởi vì ngỗng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để đạt được lợi nhuận tối ưu thì họ đều nuôi ngỗng con. Bên cạnh các yếu tố như chọn giống, kỹ thuật nuôi, điều kiện thời tiết… thì việc làm chuồng cho ngỗng con cũng là một điều kiện rất quan trọng. Bởi vì, chuồng trại ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngỗng cũng như sản lượng ngỗng xuất đàn. Để biết được việc thiết kế chuồng ngỗng con có những yêu cầu nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.
Kỹ thuật thiết kế làm chuồng chăn nuôi ngỗng con không nên bỏ qua
Trong tuần đầu có thể úm ngỗng con trên nền hoặc trên sàn trong chuồng nuôi sao cho đảm bảo đủ ấm, an toàn cho ngỗng. Chuồng ngỗng đơn giản, có thể dùng cót ép, mành mành cao khoảng 40 – 50 cm quây ngỗng lại, dưới nền lót trấu, rơm hoặc cỏ khô giữ ấm chân cho ngỗng.
Nhiệt độ khi thiết kế chuồng ngỗng con
Cần thiết trong 5 ngày đầu là 30 – 31°C, khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hoặc lúc trời mưa gió nên dùng bóng đèn tròn sưởi ấm cho ngỗng. Đặc biệt chú ý trong 3 ngày đầu tiên, bóng đèn cao cách lưng ngỗng khoảng 30 cm. Sau 5 ngày ngỗng con đã có thể thả ra sân chơi hay vườn cỏ trong những giờ nắng ấm. Lưu ý trong 4 tuần đầu giữ không để ngỗng con bị ướt lông. Bởi vì dễ bị lạnh gây cúm chảy nước mắt mũi và làm chết ngỗng.
Mật độ số ngỗng trong chuồng
Trong tuần đầu 20 – 25 con/m2 nền chuồng, úm trên lồng có thể nuôi ở mật độ 40 con/m2. Ngỗng lớn rất nhanh trong giai đoạn này nên sau 1 tuần phải nuôi giãn mật độ và cho ra sân chơi hay bãi cỏ như vậy mới tránh được hiện tượng mổ lông nhau.
Thiết kế máng ăn
Người ta thường trải thức ăn trên khay, nia hay mẹt có khoảng rộng cho ngỗng đứng ăn. Như vậy thức ăn đỡ rơi vãi hơn so với cách trải thức ăn trên nền chuồng.
Thiết kế máng uống
Máng uống rất quan trọng, đảm bảo luôn có nước sạch cho ngỗng con uống. Hiện nay loại bình uống tự động cũng đã phổ biến. Mỗi bình có thể sử dụng cho 80 -100 ngỗng con, 60 – 70 ngỗng lớn.
Ưu nhược điểm của việc chăn nuôi ngỗng
Ưu điểm của việc chăn nuôi ngỗng
Ngỗng thích nghi tốt trong điều kiện nóng và ẩm ở Việt Nam. Khả năng kháng bệnh tốt, ăn tạp, sử dụng và tiêu hóa được nhiều thức ăn thô xanh. Sau 6 tuần tuổi ngỗng có thể sử đụng 40 – 50% thức ăn thô xanh như rau, cò. Thịt ngỗng có vật chất khô cao, hàm lượng protein và năng lượng cao hơn thịt heo. Nhiều mỡ giữa mô cơ nhưng mỡ không làm giảm giá trị và chất lượng thịt mà mỡ. Làm cho thịt mềm, ngon, mỡ ngỗng đông đặc ở nhiệt độ thấp < 25°c.
Vì ngỗng không được nhân rộng theo quy mô trang trại lớn nên giá ngỗng vẫn cao và được đưa vào nhóm các loại thực phẩm đặc sản và hoang dã. Những năm gần đây do nhu cầu của thị trường quan tâm đến thực phẩm sạch. Nên giá ngỗng cũng vì thế càng nên ngôi, nhiều các nhà hàng, khách sạn cũng đã tìm đến mua để chiều các quý vị thực khách của mình.
Nhược điểm của việc nuôi ngỗng
Năng suất trứng thấp, tốc độ tăng trọng nhanh. Nhưng trọng lượng và thời điểm có thể giết thịt được chậm hơn so với gà và vịt. Chế biến thịt ngỗng phức tạp hơn thịt gà và vịt. Với những ưu khuyết điểm trên ta thấy ngỗng khó có thể phát triển mạnh như các loài gia cầm khác. Nhưng trong cơ cấu vật nuôi ở nước nông nghiệp như Việt Nam thì ngỗng là loài gia cầm cần thiết trong hệ thống chăn nuôi bền vững. Vì đó là sản phẩm giá trị cao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Trên đây là hướng dẫn thiết kế chuồng nuôi ngỗng con đơn giản. Chúc bà con thành công với mô hình chuồng nuôi loại động vật này!