Theo một nghiên cứu cho thấy, gia cầm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của nhiệt độ, khi mà thời tiết quá nóng. Tốc độ tăng trưởng, sự thu nạp thức ăn, chất lượng trứng,…sẽ bị suy giảm. Để hạn chế tối đa những tác động của nhiệt độ, người chăn nuôi nên cung cấp các dạng thức ăn phù hợp tránh cho ăn vào thời điểm quá nóng trong ngày. Bên cạnh đó các biện pháp vệ sinh chuồng trại, hệ thống thông gió, chất độn chuồng,…cũng phải chú trọng, như vậy để nắm rõ thông tin về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau của chúng tôi.
Tác động của nhiệt độ đến sự phát triển của gia cầm
Một công bố mới đây cho thấy một vài sự thay đổi về dinh dưỡng và quản lý. Để giúp gia cầm vượt qua được vấn đề stress nhiệt. Gia cầm có thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể chúng trong phạm vi hẹp của nhiệt độ môi trường ( từ 16 – 26 oC). Ở vùng nhiệt đới, hầu như quanh năm nhiệt độ môi trường thường thường là trên khoảng giới hạn này, S.S. Diarra and P. Tabuaciri của trường đại học Nam Thái Bình Dương – Samoa đã viết trong tạp chí quốc tế khoa học gia cầm.
Nhiệt độ môi trường xung quanh cao ảnh hưởng bất lợi cho quá trình phát triển của gia cầm. Đối với gia cầm lấy thịt dễ bị ảnh hưởng hơn gia cầm lấy trứng. Các tác giả dựa trên những tài liệu đã được công bố để giải thích cho chủ đề này. Tác giả đã có những phát hiện quan trọng khi gia cầm có hiện tượng giảm hiệu suất. Chủ yếu là giảm lượng thức ăn thu nhận. Do đó giảm tốc độ tăng trưởng và chất lượng thịt, giảm số lượng và chất lượng trứng và giảm hiệu quả sử dụng thức ăn.
Phương thức cho ăn giảm bớt tác động của nhiệt độ
Một số phương thức cho ăn đã được sử dụng. Để giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi của nhiệt độ cao. Đến năng suất gia cầm. Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng khi stress nhiệt. Đã được tiến hành trên gà thịt. Ngoài ra cũng có 1 vài nghiên cứu về quản lý dinh dưỡng trên gà đẻ trong điều kiện stress nhiệt.
Trong nghiên cứu của mình, các tác giả thấy rằng việc cho ăn thức ăn viên tốt hơn thức ăn bột hoặc ẩm ướt. Có thể giúp duy trì lượng thức ăn thu nhận. Thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cũng cần thiết như mức năng lượng giảm và protein tăng trong điều kiện nắng nóng vừa phải. Lựa chọn cách cho ăn cũng được xem là có hiệu quả. Khi những con gia cầm được cung cấp chất dinh dưỡng chúng cần vào 1 thời điểm cụ thể trong ngày.
Bổ sung thêm thức ăn hoặc nước uống có điện giải có thể hữu ích. Nhưng việc này cần làm cẩn thận nếu không có thể bị ướt chất độn chuồng hoặc phản tác dụng. Nhiều tài liệu hay về các lọai vitamin A, D, E và B tổng hợp cũng cho thấy tác dụng có lợi của vitamin trong năng suất gia cầm. Tuy nhiên kết quả của vitamin C đã có những thay đổi.
Thời điểm phù hợp cho gia cầm ăn trong ngày
Không nên cho ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày. Cho ăn vào buổi sang sớm và chiều tối sẽ đạt hiệu quả cao. Và điều này có thể tăng không gian của người cho ăn khi di chuyển. Hoặc cung cấp thêm thức ăn trong thời gian nhiệt độ cao.
Cuối cùng, quan trọng là cung cấp nhiều nước cho gia cầm trong thời gian stress nhiệt. Chúng uống nhiều hơn khi nhiệt độ tăng, nhiệt độ nước và nguồn nước (kiểu, chiều cao, hình thức). Tất cả đều ảnh hưởng đến hiệu suất của gia cầm.
Diarra and Tabuaciri kết luận, thực hiện quản lý chế độ ăn uống. Cũng như thay đổi năng lượng : Tỉ lệ protein, thức ăn ướt, bổ sung chất điện giải, thời gian cho ăn. Hình thức và chiều cao nước uống để cải thiện hiệu suất khi stress nhiệt. Họ bổ sung thêm hiệu quả của thực tiễn này có thể thay đổi. Bởi 1 số lí do bao gồm thời gian và cường độ của nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tốc độ không khí, loại và tuổi gia cầm.
Một số lưu ý khác
- Chuồng nuôi gia cầm nên lợp mái ngói hoặc mái lá. Chuồng hướng Đông Nam có hố chứa phân (để giảm sức nóng do phân bốc lên). Nền chuồng sạch sẽ, có phên che chống nắng xung quanh. Hàng ngày phun nước lên mái chuồng để hạ bớt nhiệt.
- Trong chuồng lắp đặt quạt điện, hệ thống thông gió. Xung quanh chuồng trồng cây xanh tạo bóng mát.
- Mật độ nuôi nhốt vừa phải, nếu nóng quá thì thả gà ra vườn, quanh các gốc cây có bóng mát.
- Cho ăn các loại cám chất lượng tốt, phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vacxin: Dịch tả, tụ huyết trùng,…để tăng khả năng miễn dịch chống lại các loại bệnh nguy hiểm xâm nhập.
- Chất độn chuồng trải mỏng, định kỳ thay chất độn chuồng.