Cá điêu hồng là cá có thể sống ở nước ngọt và nước lợ, nhiệt độ từ 7oC đến 45oC, tốt nhất là 25oC đến 45oC. . Đặc biệt ở Việt Nam, cá điêu hồng thường được nuôi ở vùng nước ngọt đồng bằng sông Cửu Long. Đây là loại cá được bà con nuôi với số lượng lớn vì đặc tính dễ nuôi, mau lớn, thịt khá thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam, được người tiêu dùng khá ưa chuộng. Công nghệ nuôi cá điêu hồng hiện đang được bà con rất quan tâm, bởi loài cá này có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ngày nay cũng rất lớn. Bà con cần tìm hiểu kỹ về công nghệ nuôi cá điêu hồng để đạt năng suất cao và mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất sau khi trồng vụ.
Đặc tính sinh học của cá diêu hồng
- Cá điều hồng sống chủ yếu ở nước ngọt, nước lợ và nước nhiễm mặn ít từ 5-12‰
- Nhiệt độ cá điêu hồng sống và phát triển tốt nhất từ 250C – 350C (cá diêu hồng không chịu nhiệt độ 11 – 12°C nếu kéo dài ngày )
- Cá sống đa dạng mọi tầng nước , nước có hàm lượng Oxy thấp
- Độ pH cá diêu hồng từ 5-11. Nhưng phát triển tốt nhất là 6.5 – 7.5
- Cá điêu hồng có tốc độ tăng trưởng nhanh.Nếu chăm sóc cá tốt nuôi từ 5-6 tháng có thể đạt trọng lượng từ 0.4-0.5kg
- Đây là bước đầu rất quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá diêu hồng
Chuẩn bị ao nuôi cá điêu hồng
- Nếu sử dụng ao đất thì tháo cạn nước, vét bớt bùn đáy, lấp hang hốc, dọn sạch cây cỏ, trang phẳng đáy
- Dùng 10-15 kg vôi bột/100m2 để khử chua và diệt cá tạp, phơi nắng 2 – 3 ngày. Cách dùng ao đất tốn kém chi phí, công sức lại không hiệu quả
- Nên chọn ao nổi lót bạt có mái che có nhiều ưu điểm giúp bà con dễ đạt hiệu quả hơn trong vụ nuôi. Ao khung sắt lót bạt đang được khuyến khích sử dụng.
- Ao cần thiết kế có thành bể cao 1.2-1.5m, cần lắp ráp bể nuôi trên cao tránh bị ngập lụt, thuận tiền cấp thoát nước.
Chọn giống và mật độ thả
- Chọn những con giống khỏe mạnh, bơi lội nhanh nhen không có dấu hiệu bị bệnh, không bị trầy xước, viêm lở loét…
- Cần tắm cá diêu hồng bằng nước muối trước khi thả; hòa 200-300gr muối vào 10 lít nước sạch, tắm cá khoẳng 10-15 phút loại bỏ các vi khuẩn bám trên cá.
- Mật độ thả cá điêu hồng là khoảng 45-90 con/m3
Thức ăn cho cá
- Cá ăn các loại thức ăn tinh: bột ngô, khoai, sắn, gạo, cám
- Các loại thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng, cá, bèo tấm, rau thái nhỏ
- Các loại động vật như tôm cá nhỏ, giun ốc đã xay nhỏ và các loại phế phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò….)
- Ngoài thức có điều kiện cho ăn thêm thức ăn công nghiệp.
Thức ăn tự chế biến:
- Cho ăn bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khoảng 25-30%, cần chọn các Đại lý, Công ty phân phối uy tín thức ăn cho cá, thức ăn phải chất lượng trọng thời hạn sử dụng, không bị ẩm mốc.
- Tháng đầu: 30% cám gạo + 70% cá, xay nhuyễn nấu chín cho ăn tập trung vào sàng ăn để dễ kiểm soát hàm lượng thức ăn. Liều lượng 7% trọng lượng thân.
- Tháng thứ 02: 40% cám gạo + 60% cá xay nhuyễn nấu chín, rải quanh bờ ao. Với 6% trọng lượng thân
- Tháng thứ 03 trở lên: 50% cám gạo + 50% cá, xay nhuyễn, nấu chín vắt cục rải thức ăn quanh ao. Lượng thức ăn 4-5% trọng lượng thân.
Cần bổ sung thêm rau xanh, bèo để cung cấp cho cá nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau tạo điều kiện cho cá lớn nhanh, đồng thời rau xanh, bèo cũng làm giảm đi lượng thức ăn tinh.
Nên cho cá diêu hồng ăn khoảng từ 3-4 lần một ngày theo dõi quản ly tốt lượng thức ăn dư thừa
Chăm sóc và thu hoạch
Khi sử dụng đa dạng thức ăn nên rất dễ làm nguồn nước dơ bẩn nên phải thường xuyên thay nước và mỗi lần thay khoảng 1/3 hoặc 2/3 nước trong ao.
Thường xuyên kiểm tra các thông số kỹ thuật môi trường ao nuôi; Oxy, nhiệt độ, pH…theo dõi quá trình ăn và bơi lội cá nhằm sớm phát hiện kịp thời nếu có dịch bệnh.
Chăm sóc tốt đúng kỹ thuật nuôi cá diêu hồng thì khoảng 5-6 tháng cá diêu hồng có thể đạt trọng lượng khoảng 0.4 – 0.5kg lúc này có thể thu hoạch hoặc thu tỉa cá lớn trước.
Cá điêu hồng nằm trong nhóm cá nước ngọt được bà con nuôi nhiều cùng với cá trê, cá lóc…và Ao ương di động cũng đã cập nhật những kỹ thuật nuôi cơ bản cho từng loại cá.
Phòng bệnh khi nuôi cá diêu hồng
Bệnh ký sinh
– Do ký sinh trùng và nấm gây ra
– Có thể dùng các loại thuốc sau đây:
+ Muối ăn: 20 – 30 kg/m³ tắm 10-15 phút.
+ Formol: 0,15 – 0,2 lít/m³ nước tắm 30-40 phút hoặc phun 0,015 – 0,02 lít/m³ nước.
+ CuSO4 20-50g/10m3 tắm 15 – 30 phút hoặc phun 2 – 5g/10m³ .
Bệnh đốm đỏ
– Do vi khuẩn gây ra.
– Cá mắc bệnh này sẽ bỏ ăn, thân mất nhớt, trên thân và mang có nhiều đốm màu đỏ và lở loét làm cá chết hàng loạt.
– Áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp.
– Trước mùa dịch bệnh hay thời tiết giao mùa cho ăn vitamine C 30mg/1kg trọng
lượng cá/ngày. Cho ăn liên tục trong mùa phát bệnh.
Trị bệnh: Sử dụng KN-04-12 (4g thuốc/kg cá/ ngày) cho ăn từ 6-10 ngày.
Bệnh xuất huyết
– Do vi khuẩn gây ra
– Cá có dấu hiệu toàn thân bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, có dịch vàng hoặc hồng, đầu và mắt cá sưng và lồi ra. Bệnh thường xuất hiện ở cá điêu hồng nuôi bè.
– VitaminC: 30 mg/ kg thức ăn cho ăn liên tục trong quá trình nuôi.
– Vôi bột: 7 – 10 kg/100 m².
– Clorua vôi: Ca(OCl)2: 50g/m² ao và 200 – 250 g/m³ bể, bè.