Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB) là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà. Do Coronavirus gây ra (có đến 20 serotype của loại virus này). Vào những năm 1990, biến thể mới IB-4/91 (còn gọi là 793B) đã được châu Âu phát hiện, đây là một loại tác nhân gây nên các ổ dịch lớn trên khắp ở châu Âu và toàn cầu. Trong khi đó 4/91 hiện tại vẫn đang là còn mối lo ngại cho nhiều nước ở trên thế giới. Nước ta IB 4/91 gọi là bệnh IB thể thận hiện đang xảy ra trên hầu hết các loại gia cầm với mức độ lây lan rất nhanh chóng và tỷ lệ dẫn đến chết là rất cao.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm là gì?
Căn bệnh viêm phế quản truyền nhiễm là một bệnh nguy hiểm trên gia cầm, mức độ nghiêm trọng cao. Bệnh gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế cũng như chi phí khắc phục. Đặc biệt bệnh xảy ra quanh năm và ở mọi lứa tuổi của gà, tỷ lệ gà chết khi mắc bệnh rất cao, bệnh do virus thuộc họ Coronavirus gây ra. Virus có nhiều kháng nguyên đa dạng; vì thế gây ra nhiều triệu chứng khác nhau giữa các chủng bệnh khác nhau.
Virus gây bệnh ib còn có khả năng biến chủng rất cao. Chính sự biến đổi phức tạp này mà đây được xem là căn bệnh rất được quan tâm trên toàn thế giới. Virus gây bệnh tồn tại trong thời gian rất lâu, lên tới 1 năm trong phế thải phân hoặc các chất độn chuồng; và tồn tại trong 4 tuần ở chuồn nuôi. Virus sẽ ngừng hoạt động sau 15 phút khi ở nhiệt độ 56 độ C và 90 phút ở nhiệt độ 45 độ C.
Triệu chứng khi mắc bệnh
Trong môi trường kiềm nồng độ 1% thì virus tồn tại được trong 3 phút. Virus gây bệnh rất nhạy cảm với các chất khử trùng. Theo thông cáo của hiệp hội thú y thì virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm. Hiện đang có mặt trên toàn thế giới và gà là vật chủ dễ bị nhiễm bệnh nhất. Ngoài ra bệnh cũng được phát hiện trên chim bồ câu, vịt ,ngỗng hay thiên nga….Theo thống kê thì bệnh xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng nhất ở gà dưới 6 tuần tuổi.
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm ở gia cầm gây ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng trưởng. Cũng như chất lượng thịt, trứng của gia cầm trong chăn nuôi. Gà nuôi thịt bị gầy do không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Và giảm tăng trưởng về cân nặng, gây thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng. Gà mắc bệnh rất dễ bị nhiễm trùng thứ phát với vi khuẩn E.coli hoặc O.rhinotracheale làm dẫn tới việc khó khăn trong việc xuất bán đúng thời hạn.
Cách phòng trị bệnh
Bệnh gây ra các biểu hiện về nhiễm trùng đường hô hấp. Thì bệnh còn gây ảnh hưởng tới sản lượng của trứng sản xuất ra. Thêm nữa bệnh còn gây ra nhiều bệnh tích nghiêm trọng trên đường sinh sản cũng như gây ra các tổn thương vĩnh viễn ở gà. Với gà sản xuất con giống mà bị nhiễm bệnh viêm phế quản truyền nhiễm sẽ gây hại về sản lượng trứng, cũng như giảm tỷ lệ trứng ấp nở thành công. Virus rất cơ hội, tồn tại trong quá trình ấp và gây cảm nhiễm cho gà con.
Chủ động dùng vacxin IB chủng H120 nhỏ mũi mồm cho gà con lúc 3-4 ngày tuổi lần 1, cho uống nhắc lại lần 2 lúc 18- 21 ngày tuổi và cho uống IB chủng H52 hoặc 4/91 hoặc IB.88 chủng 793.B lúc 30- 35 ngày tuổi. Nếu nuôi gà đẻ thì cho uống nhắc lại 15 ngày trước khi gà đẻ. Để tránh lặp đi lặp lại ngày sử dụng vacxin chống 2 bệnh Newcastle. Và viêm phế quản truyền nhiễm người ta dùng vacxin nhị giá ND- IB vào các đợt: đợt 1: Lúc 3-4 ngày tuổi, nhỏ mắt, mũi, miệng. Đợt 2: Cho uống lúc 18- 21 ngày tuổi để phòng 2 bệnh cùng lúc. Hy vọng chuyên mục các bệnh ở gia cầm được kiểm soát triệt để trong tương lai.