Nuôi tôm đang trở thành lĩnh vực được nhiều bà con lựa chọn trong thời gian gần đây chính bởi những lợi ích kinh tế và cả lợi ích dinh dưỡng mà nó mang lại. Tuy nhiên có một trường hợp mà khá nhiều bà con gặp phải đó là tôm chết sớm tôm chết hàng loạt. Đây là dấu hiệu của một loại bệnh khá là nguy hiểm mà bà con cần tìm hiểu kỹ và có những biện pháp phòng tránh từ sớm. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bà con những thông tin cần thiết về bệnh tôm chết sớm
Tổng quan về bệnh
Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) cũng còn gọi là chứng hoại tử gan – tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS). Là bệnh thiệt hại nghiêm trọng cho tôm nuôi tại Việt Nam (cả tôm thẻ chân trắng lẩn tôm sú). Dù là nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh. Bệnh được ghi nhận lần đầu tiên ở Trung Quốc năm 2009, tại Việt Nam năm 2010; ở Malaysia và Thái Lan năm 2011 và ở Mexico năm 2013.
Tác nhân gây bệnh
Bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus tích hợp với phage độc tương thích. Tạo ra một độc tố mạnh làm phá hủy mô và làm rối loạn chức năng gan tụy trong hệ thống tiêu hóa của tôm. Đây là nguyên nhân làm tôm chết sớm trong vòng 30 ngày đầu tiên sau khi thả, tỷ lệ tôm chết có thể lên tới trên 70%. Bệnh tấn công theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn đầu: Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage tiết ra độc tố làm tôm yếu, mất sức đề kháng.
- Giai đoạn sau: Một đợt tấn công thứ 2 của vi khuẩn, tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy tôm chết hàng loạt.
Chính cơ chế này giải thích lý do tại sao khó phòng bệnh. Và việc điều trị bằng kháng sinh không mang lại hiệu quả mong muốn.
Triệu chứng của bệnh
Trên cả đàn tôm
- Giai đoạn đầu các triệu chứng bệnh thường không rõ ràng.
- Tôm chậm lớn và chết ở đáy ao.
- Tiếp theo tôm bệnh có hiện tượng vỏ mềm và biến màu.
- Tôm bị bệnh thường lờ đờ, nơi tấp mé, quay đảo trên mặt nước, giảm ăn và chết sau đó.
- Tôm có thể chết rất nhanh sau khi phát hiện bệnh 2-3 ngày.
- Nhiều trường hợp ghi nhận tôm ngưng chết khi ngưng cho ăn và sau đó chết rất nhanh khi cho ăn trở lại
Trên cá thể tôm
- Gan tôm bệnh thường gặp có nhiều trạng thái khác nhau như: Sưng to, mềm nhũn. Biến màu; Nhiều trường hợp gan bị teo nhỏ và dai. Vỏ mềm, đục cơ.
- Tôm bị phân trắng kéo dài
Trên ao nuôi
- Giảm lượng khoáng chất trong nước ao nuôi
- Giảm độ trong xuống dưới 30 cm
- Oxy hòa tan dưới 5ppm trong suốt tháng nuôi đầu tiên sau khi thả giống.
- pH dao động trong ngày hơn 0,3.
- Khí độc NH3 xuất hiện rất sớm trong thời gian nuôi.
Các phương pháp chuẩn đoán bệnh trên tôm
- Soi mẫu ép tươi mô gan tụy dưới kính hiển vi
Ống gan tụy bình thường phủ bởi hàng loạt các giọt lipid nhỏ nên ở trạng thái bình thường. Không thể nhìn thấy các tế bào khi ép tươi. Nếu nhìn thấy được các tế bào gan tụy dưới kính hiển vi. Khi soi tươi nghĩa là lượng lipid thấp, gan tụy đã bắt đầu bất bình thường. Khi nhìn thấy các hạt tròn trong mẫu ép tươi nghĩa là tế bào gan tụy. Đã bị bong tróc, tình trạng bệnh đã chuyển nặng.
- Quan sát gan tụy tại ao
- Sử dụng biện pháp xét nghiệm sinh học phân tử
Vibrio parahaemolyticus là loài phổ biến trong môi trường, và chỉ có các dòng vi khuẩn đặc biệt nhiễm phage mới mang độc tính dẫn tới hoại tử gan tụy, chết sớm. Do đó, các phương pháp xét nghiệm thông thường như cấy đĩa, soi tươi chỉ cho biết có Vibrio hay không mà không phát hiện được dòng vi khuẩn gây bệnh này.
Xét nghiệm sinh học phân tử cho phép phát hiện sớm bệnh EMS trên tôm. 3 kỹ thuật chính được sử dụng hiện nay :
- PCR: EMS-PCR kit
- Realtime PCR: EMS Realtime PCR kit
- Lamp- PCR : EMS Loci – LAMP PCR
Tùy vào đối tượng mẫu, điều kiện cơ sở vật chất người dân có thể lựa chọn biện pháp xét nghiệm phù hợp. Như với mẫu tôm bố mẹ, xét nghiệm tốt nhất nên được thực hiện bằng PCR hoặc realtime PCR. Trong khi đó, nếu với đối tượng mẫu tôm post kiểm trước khi thả, kiểm tra định kỳ hay tôm chết bất thường cần kiểm tra tại chỗ, ta có thể sử dụng biện pháp LOCI-LAMP PCR . Đây là kỹ thuật tiên tiến được phát triển bởi viện LOCI cho phép tực hiện xét nghiệm ngay tại chỗ trong thời gian ngắn với mức kinh phí trang bị ban đầu thấp.
Các giải pháp điều trị và phòng bệnh
Phương pháp điều trị
Biện pháp chung: Rất khó trị bệnh vì tôm chết do độc tố. Điều chỉnh môi trường nuôi: pH: 7.5, kiềm: 100, tăng oxy. Xử lý môi trường nuôi: MEKODINE-FORT 300. Giảm lượng thức ăn: bỏ đói 2 ngày, tăng lượng thức ăn dần lên cho dạt 80% sau 10 ngày. Thêm vào thức ăn MKV-NEW GRO SHRIMP + VIMILAC. Dùng IMMUNOSAFE + kháng sinh để thanh toán mầm bệnh. Phục hồi ngay trạng thái ao nuôi với vi sinh vật có lợi. Tôm đã giảm bệnh nên cho thêm CALCIMIX. Cơ sở thanh toán mầm bệnh.
Phương pháp phòng bệnh
- Nên nuôi tôm trên bạt.
- Tránh lấy nước biển trực tiếp vào ao nuôi.
- Điều chỉnh các thông số môi trường nuôi cho thích hợp.
- Giảm mật số vi trùng Vibrio và phage trong đường tiêu hóa của tôm: dùng IMMUNOSAFE + AMPICILLINE cho ăn suốt 10 ngày đầu tiên sau khi thả; lập lại với IMMUNOSAFE + DOXYCYCLINE 2 ngày/ tuần cho đến khi tôm được 1,5 tháng.
- Dùng vi sinh vật có lợi cho môi trường nuôi (chế phẩm có chứa Bacillus polymyxa, Bacillus licheniformis).
- Thức ăn tôm nên trộn thêm MKV-NEW GRO SHRIMP + VIMILAC
Phát hiện sớm bệnh EMS cho phép người nuôi có biện pháp xử lý kịp thời, giảm tối đa thiệt hại bởi diển biến bệnh rất nhanh và bất ngờ.