Nếu người chăn nuôi không cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, các dưỡng chất đầy đủ trong thức ăn như khoáng và vitamin cho gà thì nguy cơ dẫn đến tình trạng còi cọc, chậm lớn là rất cao. Và dĩ nhiên nếu thiếu những tính chất này thì gà sẽ thiếu hụt một lượng sắt và canxi lớn, dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng, giảm năng suất nuôi, gà cho trứng cũng sẽ kèm, còn gà thịt thì không ngon nữa. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể về nguyên nhân và cách phòng bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà.
Nguyên nhân của bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà
Thật ra có rất nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố khác làm làm ảnh hưởng đến dưỡng chất thức ăn. Từ đó sẽ gây ra bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà. Một số nguyên nhân thường gặp như là:
- Khẩu phần ăn không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Các vitamin bổ sung vào khẩu phần tuy số lượng đủ nhưng lại bị mất tác dụng do các yếu tố lý, hóa hay nhiệt độ làm biến đổi chất lượng gây hư hỏng.
- Do khẩu phần ăn không cân bằng theo tiêu chuẩn quy định, làm giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây thiếu hụt dinh dưỡng.
- Do pha trộn các chất không đều. Nhất là đối với các nguyên tố khoáng vi lượng và vitamin. Điều này làm cho việc gà hấp thu dinh dưỡng không cân đối.
- Do các tạp khuẩn hay độc tố nấm trong thức ăn.
- Do sự có mặt của các cầu trùng làm giảm quá trình gà hấp thu dinh dưỡng.
Triệu chứng bệnh thiếu dinh dưỡng ở gà
Triệu chứng gà thiếu Vit E Sự thiếu hụt dinh dưỡng làm rối loạn tiêu hóa gây cho một số gà hoặc cả đàn (tùy theo mức độ thiếu hụt) biểu hiện triệu chứng:
- Xù lông, còi cọc, chậm lớn.
- Chết phôi và tỷ lệ nở kém.
- Nếu thiếu hụt quá nhiều một trong những chất khoáng hay vitamin thì được biểu hiện ở những triệu chứng và bệnh tích riêng biệt cho những bệnh dinh dưỡng kế tiếp sau.
Biểu hiện của gà khi thiếu khoáng
– Calci, Phospho: Xương yếu, vẹo xương ở gà con, vỏ trứng mỏng, giảm khả năng ấp nở.
– Magne: Co giật, chết đột ngột.
– Mangan: Có dấu hiệu thần kinh, chân run, đứng không vững, giảm khả năng ấp nở.
– Sắt, đồng: Thiếu máu.
– Iod : Bướu giáp.
– Kẽm: Lông xơ xác, còi cọc .
– Cobalt: Chậm lớn, giảm khả năng chuyển hoá thức ăn , tỉ lệ chết cao, giảm khả năng ấp nở.
– Selenium: Tích nước dưới da.
Biểu hiện của gà khi thiếu vitamin
– Vitamin A : Giảm sản lượng trứng, lòng đỏ nhạt, tăng trọng kém.
– Vitamin D3: Vỏ trứng mỏng, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, vẹo xương, chậm lớn.
– Vitamin E: Sưng khớp, quay cuồng.
– Vitamin K: Máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
– Vitamin B1 (Thiamin): Giảm tính thèm ăn, viêm đa dây thần kinh.
– Vitamin B2 (Riboflavin): Ngón chân bị cong, viêm da, chậm lớn, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
– Vitamin B5 (Pantothenic acid): Viêm da nhẹ, đóng vảy cứng ở mỏ và chân.
– Vitamin PP (Nicotinic acid): Sưng khớp, tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng.
– Vitamin B6 (Pyridoxine): Giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
– Choline: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ, giảm sản lượng trứng, chân đứng không vững.
– Vitamin B12: Thiếu máu, chậm lớn, chết phôi.
– Folic acid: Chậm lớn, thiếu máu, lông xơ xác, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, ống dẫn trứng không co bóp.
– Vitamin H (Biotin): Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt.
– Inositol: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ.
Cách phòng, trị bệnh
Lựa chọn các hãng cám có chất lượng tốt, kiểm tra chất lượng nguồn nước, đồng thời bổ sung thường xuyên liên tục các thuốc bổ, các loại khoáng đa vi lượng như Hanmix VK4, Hanmix VK5, Hanmix B, HanGoodway, Hanegg Plus…trộn vào thức ăn. Đây là những sản phẩm tốt, hiệu quả, đem lại sự phục hồi nhanh chóng cho những gia cầm suy nhược do thiếu chất dinh dưỡng.