Bệnh ký sinh trùng đường máu thường xảy ra đối với các loại gia cầm, đặc biệt là gà. Căn bệnh này thường xảy ra ở nhiều nơi làm thiệt hại cho những người kinh doanh. Bệnh ký sinh trùng đường máu xảy ra quanh năm nhưng phổ biến nhất là thời tiết nóng ẩm, sự lây lan của căn bệnh này phụ thuộc vào vật chủ trung gian. Khả năng nhiễm bệnh dao động từ 10 đến 20%. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về nguyên nhân, bệnh tích và cách phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà.
Nguyên nhân gây bệnh
– Do đơn bào ký sinh trong máu gà có tên là Leucocytozoon gây ra.
– Vật chủ trung gian truyền bệnh là các loại côn trùng hút máu gà như Muỗi, Dĩn, Mạt..
– Bệnh mang tính thời vụ, thường xảy ra khi thời tiết nóng ẩm như mùa xuân, hạ (là giai đoạn sinh sản và phát triển của muỗi)
– Bệnh xuất hiện trên gà, vịt, ngan (đặc biệt là gà đẻ và gà ta thả đồi)
Triệu chứng bệnh ký sinh trùng đường máu
– Thời gian nung bệnh và diễn biến của bệnh kéo dài từ 7-12 ngày, phụ thuộc vào chủng Leucocytozoon gây bệnh, số lượng ký sinh trùng và sức khỏe đàn gà
– Gà sốt cao, ủ rũ, kém ăn
– Mào tích nhợt nhạt, tím tái, trắng bệch, sau khi chết máu chảy ra miệng
– Xác chết béo, tỷ lệ gà bị tăng dần trong đàn
– Gà bị tiêu chảy phân xanh lá cây, nhớt, có thể lẫn máu do ruột bị tổn thương.
Bệnh tích bệnh ký sinh trùng đường máu
Thể cấp tính
Da ngực, chân, mào, tích, vùng da mỏng vùng không lông có nhiều vết đốt của côn trùng tụ máu. Các cơ quan nội tạng tụ huyết, lách sưng to gấp 2 bình thường, trên bề mặt có nhiều điểm xuất huyết hoặc hoại tử. Một số trường hợp thấy gan đen.
- Mổ khám máu loãng không đông.
- Dạ dày tuyến xuất huyết.
- Phổi ứ máu. Ruột chứa phân màu lá cây xanh lét.
b. Thể mạn tính
Gà trưởng thành, gà mái đẻ mắc bệnh lâu ngày, khi chết mổ khám thấy có nhiều nang bào ký sinh màu trắng giống như những hạt gạo nằm rải rắc ở cơ ngực, cơ cổ.
Chẩn đoán bệnh
* Dựa vào lứa tuổi, mùa vụ:
– Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa ẩm có nhiều muỗi, dĩn.
– Thường sảy ra ở những đàn gà hướng trứng từ 1,5 tháng tuổi trở lên
* Dựa vào triệu chứng:
– Gà sốt cao, giảm ăn, giảm uống
– Giảm đẻ đột ngột ở những đàn gà sinh sản
– Nền chuồng có rải rác phân màu xanh lá cây
* Dựa vào bệnh tích đặc trưng:
– Cơ ức khô cứng, nhợt nhạt, loang lổ các vùng nhạt màu
– Gan, lách xưng to và bở nát.
– Thành ruột dày, có các điểm hoặc vùng rộng hiện tượng hoại tử màu trắng sữa
– Trong dạ dày cơ có chất chứa màu xanh lá, vàng xanh.
Cách phòng bệnh
* Vệ sinh phòng bệnh
– Phát quang môi trường xung quang chuồng nuôi.
– Ngăn ngừa côn trùng, diệt ruồi, muỗi, dĩn…bằng các chất diệt côn trùng hiệu quả.
Qua đánh giá thực tế và được rất nhiều bà con tin dùng. Khuyến cáo mọi người nên sử dụng sản phẩm SANFO PERMETOX với công thức có chưa 3 loại thuốc diệt muỗi trong một sản phẩm, tác dụng kéo dài, chống lại sự nhờn thuốc, ít độc hại và hiệu quả ngay sau lần phun đầu tiên.
* Tăng cường sức đề kháng
– Bổ xung các loại thuốc bổ tổng lực, vitamin, men tiêu hóa… để tăng cường miễn dịch tự nhiên và hiệu quả sử dụng thức ăn như: SANFO.LIQID, SANFO ACEMIN, SANFO DETOX, AZ.BIOZYM one…
Trên đây là những kinh nghiệm phòng và chữa bệnh ký sinh trùng đường máu cho gà do đội ngũ kỹ thuật của chúng tôi tổng hợp lại và chia sẻ. Để nâng cao hiệu quả, bà con nên áp dụng đồng thời, nhất quán các biện pháp trên để đạt được hiệu quả cao nhất. Chúc bà con chăn nuôi thành công.