Trong những năm gần đây, cá lóc trở thành một trong những loài cá được nuôi trồng nhiều, đặc biệt là ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ,… Có lẻ là do cá lóc có tốc độ tăng trưởng nhanh, dễ nuôi thêm vào đó lại có thịt thơm ngon nên rất là được thị trường và người dân ưa chuộng. Tuy nhiên trong quá trình nuôi loại cá này bà con cũng cần phải lưu ý một số căn bệnh có thể xuất hiện. Hôm nay hãy cùng crlww.com tìm hiểu về căn bệnh gan thận mủ trên cá lóc
Bệnh gan thận mủ là gì?
Bệnh còn có nhiều tên gọi khác là bệnh mủ gan hay bệnh đốm trắng trên gan/ thận. Xuất hiện phổ biến trên các loài cá da trơn: cá tra, cá nheo, cá lăng, cá trê,… Và những cá thể có kích thước lớn thường dễ nhiễm bệnh. Theo các chuyên gia. “Hung thủ” gây bệnh gan thận mủ được xác định là do chủng vi khuẩn Edwardsiella sp gây ra. Nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển trong khoảng 30oC. Nhiều nghiên cứu cho thấy những ao nuôi có nguồn nước bị ô nhiễm, điều kiện nuôi không đảm bảo, môi trường ao nuôi xấu,… Có xu hướng bùng phát dịch bệnh cao hơn rõ rệt. Ngoài ra, một số ao nuôi có mật độ quá dày. Cũng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng của bệnh gan thận mủ trên cá lóc
- Cá màu sậm, phản ứng chậm, tấp mé, xuất huyết ở các vây, hậu môn, da, mang, mắt và chân răng
- Cơ thịt xuất huyết, nội quan xuất huyết sưng đỏ, sẫm màu. Gan, thận, tỳ tạng có nhiều đốm mủ trắng, trường hợp xuất hiện cả trên ruột cá
- Bệnh xuất hiện hầu hết ở các giai đoạn nuôi, bùng phát mạnh vào mùa nắng, nhiệt độ cao (tháng 1-4).
Tốc độ lây lan của bệnh
Tốc độ lây lan của bệnh gan thận mủ rất nhanh. Khi có mầm bệnh xâm nhập khoảng 3 – 4 ngày. Toàn bộ cá trong ao đều bị nhiễm bệnh. Do đó, cần có biện pháp phòng bệnh tích cực. Xác cá chết phải chôn và xử lý vôi bột. Để hạn chế mầm bệnh lây lan. Không dùng cơ quan nội tạng, máu, mủ. Và các sản phẩm phụ của cá để chế biến làm thức ăn trở lại cho cá. Bởi mầm bệnh sẽ tồn tại lâu trong môi trường nước. Và phát tán vi khuẩn gây bệnh sang khu vực nuôi cá khác gây thành đại dịch.
Biện pháp phòng và điều trị bệnh
Biện pháp phòng bệnh
- Cải thiện môi trường nước ao nuôi: Diệt khuẩn môi trường định kỳ GLUMAX (1L/4.000-5.000m3 nước). Bổ sung vi sinh VB-EM (5L/3.000m3 nước ) cải thiện chất lượng nước và cạnh tranh với vi khuẩn gây bệnh.
- Tăng cường sức đề kháng cho cá: Phòng ngừa xổ giun, sán đường ruột: VB-SOL_new (1kg/15 tấn cá). Định kỳ bổ sung BIO-X pro + VB12 pro (1kg hoặc 1kg/1L/10-15 tấn cá). Để tăng cường hỗ trợ tiêu hóa, chức năng gan, thận.
Biện pháp điều trị bệnh
Trường hợp 1: Cá chỉ bệnh xuất huyết – gan thận mủ: Sử dụng BIO-POND_pro để khử khí độc, chất lơ lửng làm sạch môi trường nước. Sử dụng GLUMAX để diệt khuẩn môi trường nước ao. Giảm lượng thức ăn (50%) và kết hợp dùng VB-RIDO_01+ VIBOZYME new.
Trường hợp 2: Cá bội nhiễm với bệnh nội ký sinh trùng (giun, sán). Sử dụng BIO-POND_pro để khử khí độc, chất lơ lửng, làm sạch môi trường nước ao. Giảm lượng thức ăn (50%) và kết hợp dùng VB-SOL_new (chỉ 2 ngày đầu) + VB-RIDO_01. Sử dụng DE AGA xử lý ký sinh trùng sau khi xổ ra môi trường nước nuôi.