Bệnh gà rù còn thường được tên gọi khác Newcastle, đây là loại bệnh truyền nhiễm nhanh trên gà do các loại virus gây bệnh gây ra. Những triệu chứng khi mắc bệnh như là khó thở, phân xanh, dáng đi xiêu vẹo,… Phòng ngừa và chữa trị dứt điểm căn bệnh này. Người nông dân cần hiểu biết rõ những điều này để phát hiện cũng như chữa trị sớm. Bệnh truyền nhiễm này thì luôn luôn có tốc độ lây lan rất nhanh, nếu không kịp thời phát hiện thì sẽ có thể dẫn đến nguyên đàn gà bị chết và số gà thiệt hại sẽ là 100%.
Bệnh gà rù là bệnh nguy hiểm ở gà
Bệnh gà rù là bệnh nguy hiểm ở gà, thường xảy ra quanh năm, nhất là lúc giao mùa nhiệt độ hạ thấp. Bệnh do vi-rút gây ra và lây lan nhanh, mạnh, tỷ lệ gà mắc bệnh và chết cao ở mọi lứa tuổi. Bệnh gà rù lây lan qua đường tiêu hóa và hô hấp, do tiếp xúc giữa gà ốm và gà khỏe. Do phương tiện vận chuyển thức ăn, nước uống nhiễm mầm bệnh.
Do tiếp xúc với động vật, chim hoang dã mang mầm bệnh, bệnh gây viêm, xuất huyết; loét niêm mạc đường tiêu hoá, nhiễm trùng máu, thần kinh nên thường gây tử vong ở gà rất cao. Trong tự nhiên thì các loài chim cũng sẽ cảm thụ bởi bệnh này. Vịt, ngỗng cũng là một trong những loài có thể bị nhiễm chủng độc lực cao, và khi bị nhiễm thì gần như không có biểu hiện và triệu chứng của bệnh gà rù.
>> Xem thêm những thông tin khác tại chuyên mục các bệnh ở gia cầm.
Những cơ chế gây ra bệnh
Virus ban đầu sẽ xâm nhập vào cơ thể của gia cầm bằng con đường tiêu hoá hoặc hô hấp. Sau đó di chuyển đến niêm mạc hầu họng rồi gây nên nhiễm trùng huyết. Virus sẽ theo máu đi đến các cơ quan, tổ chức khác của cơ thể và tấn công vào thành. Các mạch quản gây nên hiện tượng hoại tử, xuất huyết ở gia cầm. Virus gây bệnh gà rù này tấn công gây rối loạn hệ tuần hoàn.
Ảnh hưởng đến trung khu hô hấp; hệ thần kinh trung ương gân hiện tượng thần kinh và khó thở ở gà nhiễm bệnh. Gà bỏ ăn, đứng khoác áo tơi, chân lạnh, hắt hơi, khò khè, chảy nước mũi nhớt trắng – đỏ, uống nhiều nước, diều căng mềm toàn nước hoặc chướng toàn hơi, chảy nước nhớt có dây ở miệng. Lúc đầu gà đi táo bón sau đó lại tiêu chảy phân có màu trắng, xanh, có bọt hoặc máu. Gà sốt cao, mào tím tái, chết rất nhanh.
Cách trị bệnh gà rù
Không có thuốc điều trị bệnh Niucatxơn, do vậy lấy khâu phòng bệnh là chính. Người chăn nuôi phải luôn chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống.Tiêm vắc-xin cũng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Dùng vắc -xin Laxota nhỏ mắt mũi lúc gà 3-7 ngày tuổi, 21 ngày tuổi. Tiêm vắc-xin Niucatxơn hệ I lúc gà 60 ngày tuổi và 135 ngày tuổi. Hoặc sử dụng vắc-xin Niucatxơn chịu nhiệt pha nước cho uống theo hướng dẫn của thú y.
Khi có dịch bệnh xảy ra phải báo ngay cho cán bộ thú y cơ sở, dùng vắc-xin, bổ sung vitaminC, chất điện giải… để tăng sức đề kháng cho những đàn gà chưa mắc bệnh. Cách ly đàn gà ốm, không bán chạy gà ốm. Người nuôi gà ốm không tiếp xúc với đàn gà khác. Phun thuốc sát trùng chuồng nuôi, sân thả, dụng cụ và khu vực xung quanh. Ngoài ra, bà con có thể dùng bài thuốc Đông y như: Hoàng liên 16g, huyền sâm 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 8g; sắc kỹ 2 nước rồi lọc bỏ bã, lấy dịch lọc làm thuốc cho gà uống hoặc trộn vào thức ăn cho gà.